Vụ chặt hạ cây Sao đen trên phố Lò Đúc: Giải mã sự việc và những góc khuất

Người xem: 1004

Lâm Trực@

Sáng 25/3/2024, một số tờ báo đăng tải thông tin, “Hà nội chặt hạ cây Sao đen trên phố Lò Đúc”, nhưng không nêu rõ lý do vì sao cây Sao đen này bị chặt hạ, khiên dư luận ỏ ra tiếc nuối và hoài nghi về tính minh bạch. Một số kẻ xấu đã tìm cách xuyên tạc vụ việc, tạo hiệu hứng tâm lý tiêu cực trên mạng xã hội.

Ảnh cây Sao đen bị chặt hạ trên phố Lò Đúc

Giải mã sự việc

Theo thông tin từ báo chính thống, cây Sao đen này đã bị chết khô, mục rỗng gốc, tiềm ẩn nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm cho người và tài sản xung quanh. Do đó, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra và thống nhất chặt hạ cây để đảm bảo an toàn.

Việc cây Sao đen chết, mục rỗng gốc đã được phản ánh trong hồ sơ của cơ quan chức năng kèm theo kiến nghị chặt hạ cây để bảo đảm an toàn cho người dân. Cụ thể:

Ngày 1/11/2023, UBND phường Phạm Đình Hổ đã có văn bản số 311/UBND báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra, xử lý (trong đó có cây trước cửa số nhà 65 phố Lò Đúc).

Từ tháng 11/2023: UBND phường Phạm Đình Hổ nhận được phản ánh của người dân về tình trạng cây Sao đen, có khả năng gây nguy hiểm cho người dân và tài sản.

Ngày 2/1/2024: UBND phường Phạm Đình Hổ đã có văn bản đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội; Trung tâm hạ tầng Kỹ thuật đô thị thành phố Hà Nội kiểm tra và có biện pháp xử lý, trồng thay thế (nếu cây bị chết) để đảm bảo an toàn và cảnh quan đô thị.

Ngày 22/1, Sở Xây dựng Hà Nội có văn bản giao Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội và UBND phường Phạm Đình Hổ kiểm tra, đánh giá tình trạng cây xanh, thống nhất cách xử lý để đảm bảo mỹ quan đô thị.

Ngày 23/2: Biên bản kiểm tra hiện trường xác định cây đã chết khô, mục rỗng và thống nhất đề nghị chặt hạ.

Tại biên bản kiểm tra hiện trường, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội; Trung tâm hạ tầng Kỹ thuật đô thị thành phố Hà Nội và UBND phường Phạm Đình Hổ xác định cây sao đen có đường kính 80cm, cao 18m, đã bị chết khô, mục rỗng gốc. Để đảm bảo an toàn cho người và tài sản, phương tiện tham gia giao thông cũng như cảnh quan đô thị, các bên thống nhất đề nghị hoàn thiện thủ tục chặt hạ, đánh gốc, trồng cây thay thế theo đúng quy định. Biên bản này cũng đồng thời đề nghị UBND phường Phạm Đình Hổ tiếp tục kiểm tra xử lý trường hợp cây xanh bị xâm hại (nếu có).

Ngày 25/3: Cây Sao đen được chặt hạ theo kế hoạch.

Ảnh chụp màn hình Fb có nội dung kích động của Nguyễn Xuân Diện.

Không có góc khuất

Việc chặt hạ cây xanh, đặc biệt là những cây cổ thụ, luôn là một chủ đề nhạy cảm và dễ gây ra những nghi ngờ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các cơ quan chức năng đã có đầy đủ thông tin và bằng chứng để chứng minh việc chặt hạ cây Sao đen là cần thiết và phù hợp với quy định.

Như vậy, hoàn toàn không có gì khuất tất trong việc chặt hạ cây Sao đen trên phố Lò Đúc như một số tờ báo úp mở.

Hàng Sao đen trên phố Lò Đúc được trồng từ đầu thế kỷ XX, và đã từng là một phần không thể thiếu trong cảnh quan và ký ức của người dân Hà Nội. Việc chặt hạ một cây trong số đó là một sự mất mát đáng tiếc nhưng đúng đắn.

Vụ việc này cho thấy ý thức của người dân trong việc bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sống, cảnh quan công cộng của Thành phố đã được nâng lên và mặt khác cũng cho thấy việc đưa tin của báo chí chưa thực sự tốt, làm dấy lên những nghi ngờ không đáng có, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng để thực hiện mưu đồ chính trị bẩn thỉu.

Cũng trong câu chuyện này, phía cơ quan quản lý đã chưa làm tốt công tác thông tin truyền thông. Lẽ ra trước khi chặt hạ cây xanh, cần phải thông tin đến nhân dân bằng cách công khai kế hoạch, lý do chặt hạ trên các phương tiện truyền thông như loa phường, cổng thông tin điện tử của Thành phố và báo chí thì sẽ không có những nghi ngại mà báo chí ám chỉ là “những góc khuất”.

Cuối cùng, việc chặt hạ cây Sao đen trên phố Lò Đúc là một sự việc đáng tiếc nhưng cần thiết với mục đích bảo đảm an toàn cho người dân và tính toán cho việc giữ gìn cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường sống. Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, dựa trên thông tin chính thống và tránh những suy diễn sai lệch.

***

Cây Sao đen có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này được du nhập nhiều nước nhiệt đới như Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam,….Loài cây này thuộc chi Sao, họ dầu, tên khoa học của nó là Hopea odorata Roxb, tại nước ta nó có nhiều tên gọi như cây Sao, Mạy Khèn (Lào), Sao Cát, Sao Bã Mía, Sao Nghệ, Mạy Khen Hua.

Ở nước ta, cây sao đen mọc tự nhiên trong các khu vực rừng rậm ở các tỉnh phía Tây Nguyên và Nam Bộ như Kon Tum, Gia Lai (Hậu Bổn, Cheo Reo), Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang (Phú Quốc)…và cả phía Bắc, nổi tiếng hàng sao đen được trồng từ thế kỉ XX tại Phố Lò Đúc, Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *