Không có người muốn vào đảng?

Người xem: 114

Cuteo@
 
Hôm 7/11/2021, trên trang Fanpage  của Tổ chức khủng bố Việt Tân có bài viết “VÌ SAO KHÔNG MUỐN VÀO ĐẢNG” của Phạm Nhật Bình để rêu rao rằng, bây giờ “không có ai muốn vào đảng” vì “đảng già cỗi, rệu rã, với quá khứ đầy tội ác”. 
 
Đây là luận điệu xuyên tạc thực tế công tác phát triển đảng ở Việt Nam.
 
Bài viết dẫn báo Zing để mượn lời của bà Phạm Thị Lâm, bí thư chi bộ đảng phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về chuyện phát triển nhân sự tại chi bộ mà bà đảm trách. Bà Lâm nói rằng, chi bộ của bà “đã 13 năm nay chưa kết nạp được một đảng viên mới nào”… để bịa đặt, xuyên tạc công tác phát triển đảng viên mới. Ngoài ra, Phạm Nhật Bình còn lập lờ bịa tạc thêm rằng, “Số đảng viên mới phát triển hiện nay đa số tập trung trong khu vực nhà nước, các đơn vị quân đội và doanh nghiệp quốc doanh vì họ bị buộc phải tham gia nếu muốn được thu nhận vào làm việc. Còn ở thành thị, các khu doanh nghiệp mới nổi sau này, ít ai ngó ngàng đến đảng vì họ còn bận làm giàu”. Từ thủ đoạn trên, Phạm Nhật Bình kết luận rằng, “đảng CSVN ngày nay, tuy cái vỏ bên ngoài được bôi màu đỏ để giữ màu sắc xã hội chủ nghĩa, nhưng bên trong đã biến thành chủ nghĩa cơ hội. Vào đảng là để kiếm “quyền” và “lợi,” nhưng khi “lợi” không còn mà còn bị cấm đoán đủ điều qua những Quy Định 47 rồi 37 thì tham gia để làm gì?”.
 
Có lẽ không cần phải luận giải gì nhiều, bởi các con số sẽ nó lên tất cả. Hình ảnh dưới đây vừa được chụp tại Wikipedia phản ánh công tác phát triển đảng tại Việt Nam kể từ năm 1935 đến năm 2021, kèm theo các số liệu là các đường link kiểm chứng.
 
 
Nhìn vào hình ảnh trên, những ai biết đọc, biết viết đều có thể nhận ra, theo thời gian, số lượng đảng viên ngày càng tăng. Xin trích nguyên văn thống kê trong mục “Lịch sử phát triển”:
 
“Năm 1935: Có 600 Đảng viên
Năm 1951: Có 766.349 Đảng viên
Năm 1960: Có 500.000 Đảng viên
Năm 1966: Có 760.000 Đảng viên
Năm 1976: Có 1.553.500 Đảng viên. Đáng chú ý là số đảng viên tăng gấp hai từ 1966 đến năm 1976, đại diện 3,1% tổng dân số toàn quốc.
Năm 1982: Có 1.727.000 Đảng viên
Năm 1986: Có 2.109.613 Đảng viên
Năm 1991: Có 2.155.022 Đảng viên
Năm 1996: Có 2.130.000 Đảng viên
Năm 2001: Có 2.479.719 Đảng viên
Năm 2006: Có hơn 3.100.000 Đảng viên. chiếm 3,73% dân số cả nước
Năm 2009: Đây là năm có số lượng Đảng viên mới kết nạp cao nhất từ trước đến nay với 197.028 người được ồ ạt kết nạp[6]
Năm 2010: Có 3.636.158 Đảng viên, so với năm 2009, số đảng viên kết nạp là phụ nữ, dân tộc ít người, tôn giáo, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ, công chức nhà nước, viên chức hoạt động sự nghiệp, viên chức kinh doanh, nông dân, sĩ quan, chiến sĩ quân đội và học sinh, sinh viên đều giảm, riêng chỉ có đảng viên kết nạp từ công nhân lao động là tăng.[7]
Năm 2015: Có hơn 4.500.000 Đảng viên
Năm 2019: Có 5.200.000 Đảng viên
Năm 2021: Có hơn 5.300.000 Đảng viên. 3 Đảng bộ cấp tỉnh có tỷ lệ đảng viên so với dân số trong tỉnh cao nhất cả nước theo thứ tự là Bắc Kạn (11,1%), Cao Bằng (10,7%) và Quảng Bình (8,4%).”  
 
Hết trích.
 
Không rõ tác giả bài báo nghĩ gì khi xem bức ảnh trên?
 
Không cần tinh ý cũng thế, nếu như năm 2001 mới có 2.479.719 đảng viên thì đến năm 2021 số lượng đã tăng lên đến hơn 5.300.000 đảng viên. Con số ấy nói lên điều gì nếu không phải là sự phát triển của đảng đang ngày càng nhanh và nó cũng là con số thể hiện rõ ràng nhất nhu cầu mong muốn vào Đảng để được cống hiến, góp sức xây dựng quê hương, đất nước của người Việt Nam.
 
Thực tế, công tác phát triển đảng luôn được đảng quan tâm, nhưng chất lượng đảng viên còn được đảng quan tâm hơn nữa. Phát triển đảng phải hiểu theo nghĩa toàn diện là tăng cả số lượng và chất lượng đảng viên, cùng với đó là quá trình thanh lọc những đảng viên thoái hóa biến chất. Theo cách hiểu này, việc kết nạp đảng viên mới và việc giữ được chất lượng đảng viên không hề dễ dàng. Điều này giải thích số lượng đảng viên năm sau cao hơn năm trước nhưng không ồ ạt.
 
Công tác phát triển đảng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó (1) sự quan tâm của chi bộ cơ sở và (2) chất lượng cảm tình viên của đảng đóng vai trò quan trọng như nhau. Có nghĩa rằng, nơi nào chi bộ cơ sở quan tâm tới công tác phát triển đảng và có đội ngũ cảm tình viên có chất lượng tốt thì nơi đó sẽ phát triển đảng tốt. Thực tế sẽ vẫn tồn tại những địa phương không kết nạp được đảng viên mới, do (1) và (2) không đáp ứng được yêu cầu. Đó là câu chuyện bình thường. Tuy nhiên, về tổng thể, số lượng đảng viên vẫn tăng mặc dù quá trình thanh loại đảng viên kém chất lượng vẫn diễn ra.
 
Cần nói thêm rằng, đảng chỉ lựa chọn những cá nhân xuất sắc vào đảng chứ không kết nạp bừa bãi, chạy theo số lượng.
 
Khác với Tổ chức khủng bố Việt Tân, đảng không chấp nhận thành phần lừa đảo, hủ hóa, tội phạm, cặn bã xã hội… vào hàng ngũ của mình để khuếch trương thanh thế. 
 
Thực tế ở Việt Nam cho thấy, số lượng đảng viên không phải là nhiều, nhưng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng dân tộc, đến việc xây dựng một đất nước từ chỗ đổ nát, chưa có tên trên bản đồ chính trị thế giới trở thành một trong những con rồng châu Á, khiến cả thế giới phải muốn làm bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *