Bài Tàu mù quáng

Người xem: 115

Cuteo@
 

Nhân chuyện bài Tàu, mình đọc được bài trên báo Tuổi Trẻ với tiêu đề “Xuất hiện pano có tiếng Trung Quốc ở rừng tràm Trà Sư” với tâm thế nhược tiểu, sợ hãi. Được biết, Tác giả bài viết có bút danh “rất Tàu” là “Bửu Đầu”.

Trích: “Có ít nhất 5 pano có tiếng Trung Quốc chỉ dẫn vào tận Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư”. 
 
Tuổi Trẻ viết, “Công ty cổ phần Du lịch An Giang đã lắp đặt 5 bảng chỉ dẫn đường vào KDL này” và “Các bảng này có 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Kích thước mỗi bảng có chiều cao 1-2m và dài 2-3m có nền bảng màu đỏ, chữ màu trắng và vàng. Riêng hàng chữ tiếng Trung Quốc có ý nghĩa là: “KDL sinh thái rừng tràm Trà Sư Sao Mai”.
 
Thưa anh Bửu Đầu, chuyện doanh nghiệp quảng bá hình ảnh có chữ Việt và có chữ nước ngoài là bình thường và không ai cấm. Theo luật thì tất cả các biển quảng cáo chỉ dẫn có sử dụng tiếng nước ngoài, thì buộc phải ghi tiếng Việt ở trên cùng và có kích thước lớn nhất. Nếu đối chiếu thì không thể nói Công ty cổ phần Du lịch An Giang đã lắp đặt 5 bảng chỉ dẫn đường vào Khu du lịch sinh thái này là sai hay vi phạm pháp luật được.
 
Biển quảng cáo này hoàn toàn không vi phạm 16 hành vi bị cấm được quy định tại điều 8 của Luật Quảng cáo 2012.  
 
Về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo đã được quy định tại Điều 18 Luật Quảng cáo năm 2012. Theo đó:
 
1. Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
 
a) Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
 
b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
 
2. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài“.
 

Như vậy, theo quy định của pháp luật quảng cáo hiện hành, Khu du lịch sinh thái Trà Sư không hề vi phạm quy định về treo biển quảng cáo. Nhưng tại sao Tuổi Trẻ lại làm um lên?

Tôi không nghĩ anh phóng viên có thù hằn gì với doanh nghiệp hay vì lợi ích của doanh nghiệp khác mà “đánh” doanh nghiệp này như một số bình luận trên mạng. Nhưng khó hiểu là một quy định đơn giản như vậy mà anh phóng viên báo Tuổi Trẻ cũng làm ra vẻ đây là phát hiện động trời. Có lẽ anh này nghĩ “Chả hiểu sao biển báo này lại ghi cả tiếng Trung Quốc, lẽ ra chỉ ghi tiếng Mỹ và Châu Âu thì mới đúng chứ, cũng may là đã bị phát hiện kịp thời” thì phải.  

Nói thật, tôi không ưa gì Trung Quốc, nhưng không thể mặc nhiên cái gì của Trung Quốc đều xấu theo kiểu “Không ưa thì dưa có giòi”. Việc quảng cáo trong đó có tiếng Trung Quốc là hoàn toàn bình thường, nó cũng y hệt như doanh nghiệp của ta quảng cáo bên nước họ mà thôi. Vậy nên, bài Tàu cũng cần có trí tuệ mà không thể cảm tính. Những lối tư duy kiểu trẻ trâu, thiếu kiềm chế có thể phản tác dụng và vô tình phá hoại đường lối ngoại giao của đất nước.

Một lần nữa nhắc anh phóng viên, làm gì cũng phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Một doanh nghiệp đang làm ăn bình thường, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì hãy để cho họ làm ăn bình thường. Đừng vì lý do này khác làm khó doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *