Fake News – Tin giả mạo đảo lộn xã hội

Người xem: 261

Hiệu Minh

Tin giả, tin thật đang làm đảo lộn các giá trị trên mạng xã hội. Nếu người đọc không tỉnh táo sẽ bị cuốn vào trò chơi fake news.

Fake news cũng sinh ra tiền

Bản thân trò chơi “Flappy Bird” không tạo ra một giá trị nào trừ việc người chơi được giải trí. Nhưng tại sao tác giả lại được tiền dù phần mềm cài trên mạng là miễn phí và Apple Store cũng không trả một xu nào. Câu trả lời đơn giản, vì quảng cáo đi kèm trò chơi.


Công ty bán hàng trên mạng tìm cách quảng cáo bằng các biểu tượng nhấp nháy rất hấp dẫn “Ống kính Nikon 50 vừa giảm giá 50$ và vận chuyển miễn phí”.

Tại sao người ta biết người chơi này quan tâm đến máy ảnh và thiết bị. Vì mấy hôm trước anh ta vào mạng B&H Photo tìm mua ống kính và thế là internet không “quên” vụ này.

Đang chơi Flappy Bird phải ngừng để nhấn vào quảng cáo, thế là tác giả trò chơi được thưởng một phần xu . Nếu vụ mua bán thành công, anh ta có thể được nhiều hơn.

Như vậy trò chơi không sinh ra tiền nhưng vì người chơi nhấp chuột vào quảng cáo nên tác giả có tiền vào tài khoản. Càng đông người chơi càng lợi. Trong một ngày có một triệu người chơi thì số tiền hẳn là không nhỏ.

Từ trò chơi chuyển sang các video clip cũng thế. Clip Gangnam Style thực ra không có gì hay nhưng vì cánh trẻ mê cái mới nên thích vào xem và học theo. Hiện số hít gần 3 tỷ và tiền về như nước cho tác giả của clip do các công ty quảng cáo hàng trả.

Mấy hôm trước đi chơi với người bạn ở Sài Gòn. Anh kể có một cô giới showbiz giầu có vì Facebook của cô có 2 triệu người theo dõi. Một status không chút trí tuệ của cô “Mình vừa về thăm ba má ở quê” thế mà có 200 ngàn likes.

Tài khoản nóng như thế thì giới bán hàng không thể bỏ qua.

Trò chơi, facebook, twitter, blog, Youtube là những công cụ quảng cáo bán hàng hiện đại. Tin nào hot càng nhiều người xem thì càng ra tiền.

Video đen, tin giả mạo, bôi bác cá nhân, tin thất thiệt về người nổi tiếng, ngoài chuyện hạ nhục lẫn nhau hay thay đổi cán cân quyền lực, cũng là thứ ra tiền cho tác giả.

Nếu đưa tin về một người không ai biết mà bị ung thư thì chẳng ai xem.

Nhưng muốn được nhiều views bất chấp thủ đoạn để kiếm tiền, để phục vụ mục đích xấu xa nào đó, những kẻ sản xuất tin giả mạo sẵn sàng bịa chuyện một VIP hay lên tivi, hay một vị Bộ trưởng bị mắc bệnh (một vị bộ trưởng vừa vạch mặt những thông tin giả mạo trắng trợn này).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *