Vụ Đỗ Hùng: CẦN LỜI CÁM ƠN HƠN LỜI BIỆN HỘ

Người xem: 164

Phạm Văn


Mấy ngày nay trên mạng xôn xao về Đỗ Hùng làm việc tại báo Thanh niên bị miễn chức và bị thu hồi thẻ nhà báo. Nhiều ý kiến đồng tình nhưng nhiều ý kiến tiếc cho Hùng là nhà báo trẻ, năng động, muốn bảo vệ Hùng, cho bài viết trên face là hài hước chơi chữ âm sắc, rồi ca ngợi Hùng là một tài năng nhưng số phận cũng giống nhiều tài năng bậc đàn anh trong làng báo bị thất sủng. 

Tôi không muốn bàn luận thêm về vụ này vì thấy thừa, mặt khác nói về đồng nghiệp báo giới là điều khá nhạy cảm, nhưng đọc thấy nhiều luồng ý kiến rất vớ vẩn nên tôi nêu ý kiến rằng:

Người bơi lội tài năng không chết đuối ở biển đông mà chết đuối ở vũng trâu đằm thì uổng quá. Hãy tự trách mình trước. Làm việc gì cũng cần lưu ý đừng gây hậu quả xấu. 

Trước đây một nhà báo tài năng từng có công sáng lập ra tờ báo Thanh niên, được nhiều người ngưỡng mộ. Ấy vậy mà rủi ro thế nào anh thụt chân vào vũng trâu đằm để sau này nhiều đồng nghiệp đàn em ở báo TN dớp theo. Tương tự một nhà báo từng là Tổng biên tập báo Tuổi trẻ cũng vấp sự cố nhạy cảm đáng tiếc phải thôi chức. 

Mấy năm trước nhà báo Hoàng Hải Vân báo Thanh niên cũng vì “nhiệt tình” thái quá làm anh lỡ đà thành cỗ xe tụt phanh băng xuống dốc.

Lần này là Đỗ Hùng. Tôi tìm đọc STT trên face cá nhân của anh viết về ngày Lễ Quốc khánh 2/9. Quả thật tôi không tin vào mắt mình khi người cầm bút như Hùng dám cợt nhả đụng chạm vào điều kiêng kỵ thiêng liêng của dân tộc. Tội này là khi quân, phạm thượng chứ chả phải chuyện chơi. Rất may cho Đỗ Hùng được báo Thanh niên và Bộ Thông tin truyền thông kịp thời phanh lại, nếu chậm không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Thiết nghĩ cần lời cám ơn hơn lời biện hộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *