CHỦ CHĂN HAY QUỶ SỨ?

Người xem: 113

LâmTrực@

Đã hơn một lần, LâmTrực@ kêu gọi các bạn có đạo không nên núp dưới tấm áo choàng tôn giáo để làm việc vô sỉ, bởi trước khi các bạn là một con chiên, thì các bạn đã là một công dân Việt Nam, và vì thế các bạn hãy làm tốt bổn phận của một công dân đối với đất nước. Hãy làm những gì cho tốt đời đẹp đạo, theo phương châm sống phúc âm trong lòng dân tộc.

Sự kiện Nghi Phương thu hút sự chú ý của dư luận cả trong và ngoài nước, và đó là vết nhơ trong lịch sử công giáo Nghi Phương. Vì đâu nên nỗi?

Các bạn biết rõ rằng, Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đã vi phạm luật pháp, vì vô cớ đánh đập và phá hoại tài sản của người khác, đồng thời gây rối trật tự công cộng và đã bị khởi tố, bắt giam. Trong video, các vị ấy đã thành khẩn nhận khuyết điểm và mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Nhìn các vị khai báo trước ống kính, ai cũng thấy họ đáng thương hơn đáng giận. Đáng giận vì họ ngu muội mà lầm lỗi, đáng thương vì họ chỉ là công cụ để đám quỷ sứ khoác áo chòang đen lợi dụng mà thôi. Nói cho đúng, họ đâu có lỗi lầm gì ngoài sự ngu muội bầy đàn của những chú cừu đã trót phó thác bản thân cho quỷ dữ cho chăn dắt? 




Trong khi các con chiên thành khẩn nhận khuyết điểm, thì tiếc thay, kẻ chăn dắt khoác áo thầy tu Nguyễn Thái Hợp lại vô sỉ ngậm máu phun người, bất chấp sự thật, vu cáo chính quyền và kích động giáo dân làm điều bất tín. Chỉ nghe Nguyễn Thái Hợp trả lời BBC và RFA thôi cũng đã thấy rõ ý đồ “về vùng tự trị công giáo, nơi pháp luật được thay thế bằng giáo luật, còn cha xứ nghiễm nghiên trở thành lãnh đạo, lãnh tụ với phương châm “lời cha ý chúa” để tận dụng triệt để thần quyền cho các mưu đồ thế tục” – Lời Em Đỏ.

Vẫn giọng điệu đó, vẫn kịch bản đó, kẻ mang danh giám mục kia vẫn không từ bỏ ý đồ sử dụng giáo dân của mình như những con thiêu thân để ngăn cản bước tiến của dân tộc, bằng cách kêu gọi Hoa Kỳ đưa VN trở lại danh sách CPC và chặn bước VN vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Rõ ràng, quay mũi giáo chĩa vào dân tộc, dùng thần quyền giáo lý để chế ngự quê hương bản quán, và sử dụng con chiên như một thứ công cụ không mảy may một chút xót thương chỉ có thể là quỷ sứ.

Huy động giáo dân đối đầu với luật pháp, chà đạp lên luân thường đạo lý và nhổ toẹt vào các điều răn của Chúa chỉ để thăm dò đức tin (hay sự mù quáng bầy đàn của giáo dân), nhằm củng cố mưu đồ chính trị xấu xa và nối giáo cho ngoại bang là thứ để người dân đánh giá về nhân phẩm tồi tệ một vị chủ chăn, và thứ mà ông ta nhận được chắc chắn chỉ là sự tởm nôn, khinh bỉ của người dân lương thiện.
————————–

Điều răn thứ 7 và thứ 8 của chúa:




7. Điều Răn bảy: Chớ lấy của người

You shall not steal (2401-2463).
(Nhờ điều răn này của cải của ta và người thân được tôn trọng)
a/ Điều răn 7 cấm trộm cắp (nghĩa là chiếm tài sản tha nhân trái ý họ).
b/ Cấm chiếm đoạt hoặc giữ của cải của người khác cách bất công (giữ của cho mượn, giữ của đánh mất, gian lận trong việc mua bán, trả công thiếu công bằng, nâng giá cả lừa người quẫn bách).

c/ Đầu cơ để thay đổi giá cả, hối lộ làm sai lệch quyết đoán của người thi hành pháp luật, tự chiếm cho mình tài sản công, làm ăn cẩu thả gây hại cho chủ, gian thuế, giả mạo hóa đơn, chi tiêu lãng phí, cố ý gây hại của tư, của công (2409).
d/ Không giữ lời hứa, không giữ hợp đồng đã ký kết (2401).
đ/ Cờ bạc hay cá độ, nếu người chơi bị tước hết những gì cần thiết để lo cho bản thân và gia đình. Cá độ bất công hay gian lận cờ bạc là tội nặng, trừ khi thiệt hại nhẹ hay người bị hại coi là nhẹ (21413).
e/ Thú vật: không xứng, khi tiêu xài những món tiền lớn cho chúng hơn dành cho anh em nghèo khổ. Cũng không xứng khi dành cho loài vật những trìu mến chỉ dành cho con người (2416-18).

8. Điều Răn tám: Chớ làm chứng dối
You shall not bear false witness against your neighbor, (2464-2513).
(Nhờ điều răn này ta sống trong sự thật)
a/ Điều răn tám cấm điều gì?
Cấm dối trá trong mọi giao tiếp với tha nhân:
– Nói dối, nói xấu, nói hành, nói oan, nói hay làm…hạ danh giá người ta, làm chứng gian , thề gian, lỗi lời thề. 
Nói dối có thể thành nặng khi phạm công bình, bác ái cách nghiêm trọng. (2482- 86).
b/ Bồi thường thế nào cho đúng phép?
– Bất cứ tội nào phạm đến đức công bằng và chống lại sự thật đều buộc phải bồi thường, dù kẻ phạm tội đã nhận được ơn tha thứ qua bí tích giải tội. Khi không thể sửa lại thiệt hại cách công khai, thì phải làm cách kín đáo. Nếu không thể trực tiếp đền bù cho kẻ bị thiệt, thì phải đền bù theo tinh thần. Đền bù thanh danh thường có tính cách tinh thần, nhưng cũng có khi bằng vật chất, tùy thiệt hại gây cho tha nhân. Đây là nghĩa vụ buộc lương tâm.
c/ Cũng phải giữ bí mật toà giải tội và bí mật nghề nghiệp, bí mật quốc gia, trừ trường hợp ngoại lệ khi sự giữ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho người giữ hoặc nhận bí mật, cho đệ tam nhân, mà chỉ có thể tránh hại bằng sự tiết lộ bí mật đã nghe.
d/ Cả những truyện riêng tư mà không có lời thề giữ bí mật cũng không được tiết lộ, nếu có hại cho tha nhân, trừ khi có lý do nghiêm trọng tương xứng (2491).


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *