CHIẾC ÁO BỊ CHÁY CỦA NGƯỜI LÍNH CỨU HỎA HÀ NỘI

Người xem: 125

LâmTrực@


Một sự thật đau lòng là trong khi các chiến sĩ cảnh sát cứu hỏa đang căng mình ra để chữa cháy, thì một số kẻ mượn danh chống Trung Quốc xâm lược đi biểu tình ở Hồ Gươm, và ăn vạ ở Trung Tâm Lưu trú Lộc Hà. Hai hình ảnh trái ngược về lòng yêu nước cũng xảy ra một ngày trên địa bàn Hà Nội. Trong entry này, LâmTrực@ xin nói về sự hi sinh của các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, trên khía cạnh trang bị phương tiện.


Mình cũng tâm đắc với tác giả Bùi Hải khi nhận xét: “Lẫn giữa vô số lời ngợi ca, kính phục, lời chúc bình an của cư dân mạng, vẫn có những người nhận ra một sự thật trong những tấm ảnh: Những người lính bị bén lửa không được trang bị quần áo bảo hộ” và những phương tiện hiện đại để dập đám cháy xăng.


Vâng, các anh làm công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng không được bảo hộ.
Hình ảnh những người lính cứu hỏa bị cháy vì thiếu quần áo bảo hộ chuyên dụng đã khiến nhiều người đau lòng (Ảnh Nguyễn Khánh/Tuổi trẻ)
Tác giả Bùi Hải làm cho chúng ta nhớ đến một sự kiện lớn ở nước Mỹ xã xôi, đó là hơn 10 năm trước, những người lính cứu hoả New York đã trở thành anh hùng trong vụ khủng bố toà tháp đôi ngày 11/9/2001. Trong những ngày ấy, có 343 lính cứu hoả đã hy sinh trong những nỗ lực cứu người, dù họ được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.

Sau đó, cả nước Mỹ đã dấy lên phong trào quyên góp ủng hộ những lính cứu hoả còn sống bị di chứng từ khói bụi của đống đổ nát khổng lồ. 


Trong vụ chữa cháy xe bồn tại cây xăng quân đội hôm đó, người ta phải mất đến 6 giờ đồng hồ, vật lộn với bà hỏa và đối mặt với cái chết mới có thể dập tắt đám cháy, nhiều lính cứu hỏa đã phải nhập viện. Bù lại, cây xăng, người dân, các cơ sở vật chất cảu xã hội được bảo toàn. Kết thúc mọi chuyện, những người lính cứu hỏa nở nụ cười tươi rói trên môi, có lẽ đó là lẽ sống của các anh.


Chúng tôi cảm phục các anh.


Quá trình chiến đấu với giặc lửa, đã có nhiều hình ảnh đẹp mô tả người dân đi đường không quản ngại vất vả lao vào giúp lực lượng chữa cháy và sơ cứu cảnh sát bị thương. 

Về phía những người lính cứu hỏa, đã có tới 9 chiến sĩ phải nhập viện nhưng tuyệt nhiên không có một lời than phiền về việc tại sao họ bị thương. Họ cũng không chờ đợi có một diễn viên nào đứng ra kêu gọi quyên tiền ủng hộ – dù phần nhiều trong số họ có điều kiện kinh tế chẳng dư dật gì.

Nhưng có lẽ, trong sâu thẳm, họ cũng như hàng triệu người nhìn những bức ảnh hôm ấy, ước có những thứ mà bất kỳ người lính cứu hoả nào phải có trước khi lao vào giữa vòng vây hung tàn của bà hoả. Chúng ta, những người theo dõi vụ việc tất nhiên cũng thầm ước giá như các anh được trang bị tốt hơn.

Mỗi năm, cả nước xảy ra 1.677 vụ cháy. Chẳng có điều gì đảm bảo không xuất hiện một vài vụ cháy còn khủng khiếp hơn nhiều vụ cháy cây xăng. Và điều gì sẽ xảy ra nếu cảnh sát không đủ dụng cụ bảo hộ?

Tướng Nguyễn Đức Nghi, Giám đốc Sở PCCC Hà Nội ngậm ngùi khi nói về các chiến sĩ của mình trong vụ chữa cháy 22.000 lít xăng bén lửa: “Tôi rất cảm động và thấy thương anh em vì lửa nóng khói độc như vậy vẫn lao vào chiến đấu với giặc lửa“.

Nhưng khi được hỏi về trang thiết bị bảo vệ cho lính, tướng Nghi buộc phải nói ra một sự thật về tiền: Một bộ quần áo bảo hộ cũng có giá lên tới 300 triệu đồng.

300 triệu đồng là một số tiền lớn, nhưng có lớn bằng tính mạng những người chữa cháy?

Cứu người như cứu hoả. Sẽ rất đau đớn khi cứu được tài sản và người khác, nhưng lại không cứu được chính người cứu hoả.

Khi giặc lửa xâm lấn, người dân bấm 114 kêu cứu.

Khi cảnh sát chữa cháy bị nguy đến tính mạng chỉ vì thiếu những cái “300 triệu đồng“, họ sẽ bấm số nào để kêu cứu?


Nhìn anh lính cứu hỏa với chiếc áo đang bùng bùng cháy, chúng ta tự hỏi, ai sẽ là người chữa cháy cho chính các anh?

Bài viết có sử dụng tư liệu của Bùi Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *