ĐÔNG LA: GS BỐ LÁO, VIỆN SĨ MẤT DẠY

Người xem: 140

HOÀNG XUÂN PHÚ
Vừa rồi, có một chiến sĩ “rân trủ” mới toanh, với tôi là vô danh, nhưng rất hung hăng, tìm hiểu thì mới té ngửa, về danh nghĩa đúng là một bậc đại trí thức: Hoàng Xuân Phú, GS Viện sĩ, TSKH toán, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007 – 2012). Nhưng khi đọc một số bài của vị này thì thật tiếc lại phải nói, vị này cũng thuộc loài được bạn Thanh Tùng xếp là “rận sĩ, chấy thức” rồi!

Trước hết, để phê phán một GS toán cần khoe một chút hiểu biết về toán, nhằm chặn trước bọn “sâu bọ rắn rết” comment đểu “ông biết gì mà dám phê bình GS toán”!

Phải nói hồi nhỏ tôi học toán cũng giỏi. Thầy giáo chủ nhiệm còn đến tận nhà báo, làm ông nội tôi khoái chí mổ ngay gà thết đãi. Tôi còn nhớ như in câu nói của ông tôi: “Nó sinh năm Mùi, tháng Mùi, “niên cốt nguyệt bì” là vừa khít, sau này sẽ khác người đấy”. Mà cái giỏi của tôi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải được luyện như nuôi gà chọi như lớp Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, Đàm Thanh Sơn sau này. Hồi chiến tranh đói, lại ở quê, thanh niên lớn lên đa phần đi bộ đội, đui què sứt mẻ sót lại thì ở nhà đi cày, hoàn toàn không có phong trào học tập và đua tranh như sau này. Chúng tôi học như chơi, quậy phá, từ lớp 1 đến lớp 7, tôi không ghi chép gì nhưng hai môn toán và ngoại ngữ đều được 5 (điểm 10 bây giờ). Sang cấp III, học ở huyện xa, phải đi bộ nên chán muốn bỏ học, tí nữa thì đúp; nhưng năm lớp 9, trong một kỳ thi, trong 1 tiếng tôi đã chép được số lượng từ tiếng Tàu nhiều nhất trường cấp III Thanh Miện, đoạt giải kiện tướng nhớ từ, chứng tỏ cái trí nhớ của tôi cũng khá tốt. Rồi khi vào đời, làm công việc nghiên cứu khoa học, như đã kể nhiều lần, tôi từng giải được một bài toán không chỉ toán mà còn là khoa học công nghệ mà hơn 20 năm, cả một ngành Nông dược VN, có những viện liên quan, có biết bao GSTS mà vẫn không làm được. Tôi đã giải được. Sản phẩm của tôi còn được một Hội nghị quốc tế kiểm nghiệm, đi thi còn được giải A Sáng tạo KHKT, còn được lên truyền hình, báo chí v.v…

Chuyên môn của tôi là hóa, nhưng viết phê bình lý luận liên quan đến nhận thức, đến triết, nên phải tìm hiểu nhiều về vật lý lý thuyết, mà vật lý lý thuyết thì cũng là một dạng toán. Từ hiểu biết đó, tôi thấy toán thật vĩ đại nhưng cũng rất gần gũi thân thiết. Nó vĩ đại bởi nó là công cụ giúp các nhà bác học nhận thức thế giới; nó gần gũi bởi các bà nội chợ mua mớ rau, con cá hàng ngày cũng cần đến nó. Bằng các phương trình, Einstein đã chỉ ra không gian thời gian “thông” với nhau và bị co giãn theo chuyển động; Đặc biệt, với trực cảm thiên tài, ông đã cho có một sự tương đương giữa gia tốc đều và trường hấp dẫn và coi đó là “ý tưởng hạnh phúc nhất” trong đời ông. Từ đó ông đã tính ra được độ “cong” của không thời gian, và phát minh ra Thuyết Tương đối tổng quát. Cũng bằng giải phương trình, Dirac đã giải ra cái “nghiệm” phản vật chất; v.v… Đó là những phát minh vĩ đại mà chính các tác giả cũng không ngờ tới, mà ngay cả các nhà bác học đến nay cũng còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng.

Thế giới thì thế còn VN ta thế nào?

Tôi vốn luôn kính trọng GS Hoàng Tụy, cháu họ cụ Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng tuẫn tiết khi chống quân Pháp, cha đẻ của lý thuyết Tối ưu Toàn cục (global optimization), nhưng vừa rồi khi ông ký tên vào bản “Kiến nghị” “lật pháp” thì sự kính trọng của tôi bay hơi mất 99%. Tôi cũng từng kính trọng GS Phan Đình Diệu, người cùng trang lứa với GS Hồ Sĩ Thoảng mà sinh viên ngành hóa chúng tôi ở ĐHTH đều coi là thầy, nhưng khi ông đề nghị lấy hình mẫu Bắc Âu cho xã hội Việt Nam thì sự kính trọng của tôi cũng hết, không phải vì tôi cho xã hội Bắc Âu là xấu mà vì suy nghĩ đó là một sự ảo tưởng thiếu thực tế, là dốt. Gần đây nhất, tôi cũng từng vui lây cái “hiệu ứng bóng đá” khi GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Field. Nhưng với câu trả lời theo lề là việc của đàn cừu, mà theo thâm ý của người hỏi, nói vậy nghĩa là Châu cho tất cả người theo và chống chế độ đều là cừu cả, nên đã gây ra phẫn nộ cho cả hai phía. Ông Đào Hiếu đã cho Châu có “mùi cơ hội”; còn tôi khi Châu cho Cù Huy Hà Vũ như Hector, như Turnus, như Kinh Kha thì trong mắt tôi, Châu thành ngô nghê như thằng trẻ con. Thì ra dù đỗ cao đến mấy, có chuyên môn giỏi đến mấy cũng chỉ như một công cụ sắc bén trong chuyên môn hẹp, cái giỏi này hoàn toàn khác với sự minh triết của các nhà tư tưởng và những lãnh tụ thiên tài.

Còn GS Viện sĩ Hoàng Xuân Phú?

Ngày 21/02/2013, trên blog của mình, như “kiêu binh” Trần Đức Kiên, Hoàng Xuân Phú viết bài Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ! Việc gọi Tổng Bí thư là “ông Trọng” không phạm pháp, nhưng với văn hóa VN là tỏ ý coi thường. Tôi cũng thường gọi những người tôi coi thường trống không như vậy. Có điều phải có lý, nếu không, một thằng “nhóc con” ít tuổi hơn nhiều, chỉ là một nhân viên nhà nước, gọi người lãnh đạo tối cao của mình như vậy thì thật là hỗn!

Về cái ý trong buổi làm việc của TBT Nguyễn Phú Trọng ở Vĩnh Phúc: “Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì?”, Phú cho: “Câu hỏi “thì nó là cái gì?” mang vẻ miệt thị”, “Bất luận vì lý do nào, thì việc người đứng đầu đảng cầm quyền đặt ra một câu hỏi như vậy cũng là một điều trầm trọng. Vì sao? Trước hết, “biểu tình” là một quyền hiến định, ông Trọng ạ! Nếu ông không tin, thì cứ tìm trong Hiến pháp 1992, ắt sẽ thấy. Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một chương về “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, trong đó Điều 69 viết rằng:

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.””

Ai cũng biết chuyện biểu tình chống TQ là quá đà, cơ quan chức năng cho biết là đã có sự lợi dụng của kẻ xấu, vì thế đã “năn nỉ” mọi người không biểu tình nữa, sẽ có hại cho đại cục (như tôi đã phân tích nhiều), vậy ai cố tình chống lệnh nhà nước là phạm pháp chứ còn gì nữa! Phú lý sự: “do Quốc hội không (hoặc chưa) ban hành luật nào liên quan tới hoạt động biểu tình, nên mệnh đề “theo quy định của pháp luật” không (hoặc chưa) có tác dụng hạn chế quyền biểu tình. Nghĩa là, theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, thì công dân luôn luôn có quyền biểu tình ôn hòa, và quyền ấy không bị hạn chế bởi pháp luật”.

Ai cũng biết Hiến pháp là luật tổng quát không thể chi li hết được, vì thế mới đẻ ra các bộ luật, các văn bản dưới luật để thực thi Hiến Pháp. Ngay những quy định của tổ dân phố, của phường xã, nếu hợp lý người dân cũng phải chấp hành, huống chi Nghị định của Chính Phủ. Vì vậy Phú cho “Chính phủ ra Nghị định để thực thi Hiến pháp là “vi phạm Hiến pháp và pháp luật” là nói bậy, là nhằm biện hộ cho chuyện biểu tình lăng nhăng và những mưu toan chống đối của mình.

Hiến pháp ta đã xác định chế độ ta là “của dân, do dân, vì dân”; ta đã có luật khiếu nại, tố cáo nên thêm luật biểu tình cũng không cần thiết, đúng như ông “nghị” Phước nói, có luật biểu tình chỉ có lợi cho những người chống chế độ lợi dụng. Tuy vậy, Hiến pháp ta vẫn ghi quyền biểu tình như là một chuyện hiển nhiên thuộc nền dân chủ, nhưng phải “theo quy định của pháp luật”. Nên khi mới biểu tình chống TQ, các cơ quan chức năng đã ủng hộ, người ta chỉ khuyên dừng lại khi đã quá đà và ngăn cản khi thấy có dấu hiệu phạm pháp. Phú nói chỉ là “biểu tình ôn hòa” là chủ quan theo ý mình, không biết gì, không lẽ Phú hiểu tình hình hơn cả lực lượng an ninh của nhà nước với nghiệp vụ của họ. Nếu vậy bao vụ án chưa điều tra ra, Phú hãy trổ tài giúp công an bắt tội phạm đi!

Chính vì luôn lái câu chữ một cách chủ quan theo ý mình, Phú thật liều lĩnh khi viết: “công dân biểu tình khi chưa có luật về biểu tình còn chính đáng và hợp pháp hơn so với việc Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động khi chưa có luật quy định về khuôn khổ hoạt động của đảng. Bởi vì “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”. Viết vậy chứng tỏ ông viện sĩ toán này chắc tính toán nhiều quá bị ngộ số không còn hiểu tiếng Việt. Câu viết về Đảng ở trên chứng tỏ chế độ ta là dân chủ, mọi Đảng viên cũng phải chấp hành pháp luật như mọi người. Còn “hoạt động” của Đảng chính là quyền hiến định trong Điều 4 sao nói “chưa hợp pháp”? Dư luận đang nói cần phải “luật hóa” sự lãnh đạo của Đảng thực ra chưa chính xác vì thực tế là đã “luật hóa” rồi. Cái ý thực ra của mọi người là vì “quyền lãnh đạo của Đảng” chưa cụ thể nên sự lãnh đạo còn chưa tốt, nên chính xác hơn cần phải nói là: “Cần phải điều luật hóa sự lãnh đạo của Đảng”, tức là phải cụ thể hóa thành những điều luật.

Cũng với cách hiểu ngô nghê như trên, trước bài trên, ngày 15/01/2013, trong bài Teo dần quyền con người trong Hiến pháp, Phú viết: “tôi thuộc số những người lo rằng việc sửa đổi Hiến pháp có thể bị lợi dụng để hạn chế hơn nữa quyền con người. Và bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã cho thấy nỗi lo đó không phải là vô cớ. Thậm chí, không ngờ họ lại có thể đi xa như vậy…”

Việc soạn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là công việc của một tập thể, là việc tối quan trọng nên chắc chắn phải được chỉ đạo và lãnh đạo của Quốc hội và Đảng. Viết như trên, Phú đã cho các vị lãnh đạo lợi dụng việc sửa Hiến pháp để tăng quyền cho mình để cai trị nhân dân.

Phú viết: “”Điều 50: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.”
Tức là “quyền con người” được đồng nghĩa với “quyền công dân”. Vậy thì những người đang tạm thời bị tước “quyền công dân” sẽ không còn được hưởng “quyền con người””.

Ở đây Phú lại dốt tiếng Việt. Viết như trên “quyền con người” là bao quát hơn “quyền công dân”, chính vì Hiến pháp không thể cụ thể hóa hết được, nên nói quyền con người “thể hiện ở các quyền công dân”, nghĩa là chỉ có thể nói cụ thể được những quyền quan trọng nhất thôi còn những quyền khác không nói hết được. Còn cho “quyền con người” được đồng nghĩa với “quyền công dân”” thì sao không dùng một mà hai khái niệm làm gì cho nó lằng nhằng.

Phú nêu ra những đặc tính của quyền trong bản Dự thảo:

Quyền hư quyền ảo

“Điều 21: Mọi người có quyền sống”.

Phú cho viết vậy là phải “Không thể có án tử hình, vì tử hình một người là xâm phạm “quyền sống” của người đó””, và kết luận nếu “nhà cầm quyền Việt Nam … vẫn định tiếp tục duy trì án tử hình, thì Điều 21 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa thừa, vừa giả dối, và chỉ chất to thêm đống quyền hữu danh vô thực trong Hiến pháp mà thôi”.

Như đã nói, Hiến pháp là luật gốc, bao quát nhất không thể chi li hết được vì sẽ rất rườm rà. Còn bắt bẻ như Phú, vậy những kẻ giết người, tước “quyền sống” không chỉ một mà có khi nhiều người khác, tức là hành vi vi hiến, thì sẽ xử sao đây? Tử hình nó không chỉ đền mạng mà còn trừ hậu họa cho xã hội thì không có lý theo Hiến pháp sao?

Phú cho là “Quyền treo trên lửa” khi Hiếp pháp cho sự lợi dụng là phạm pháp.

Hai chữ lợi dụng có những nghĩa khác nhau, với mục đích tốt chúng có nghĩa tốt, với mục đích xấu có nghĩa xấu. Nhưng đi với tự nhiên thường có nghĩa tốt, như lợi dụng sức gió đẩy thuyền, lợi dụng nắng to phơi thóc v.v…; nhưng trong xã hội chữ lợi dụng đa phần mang nghĩa xấu, như A lợi dụng sự cả tin của B, tên trộm lợi dụng bóng tối lẻn vào nhà, Phú lợi dụng “góp ý Dự thảo Hiến pháp” viết bậy v.v…

Cùng hai chữ “lợi dụng” Phú viết : “Đảng Cộng sản Đông Dương đã lợi dụng thời cơ để cướp chính quyền” thì thấy xuôi tai còn “Trong những năm tháng hoạt động bí mật, đảng đã lợi dụng sự cưu mang, giúp đỡ và che chở của những người giàu có” thì lại thấy nghịch nhĩ. Trong các văn bản người ta thường ghi “Nhờ sự đùm bọc, chở che của dân” chứ không ai lại viết “lợi dụng”. Còn Phú viết thêm: “để rồi khi chiếm được chính quyền lại đem bao ân nhân ra đấu tố… trong cải cách ruộng đất” thì chưa hiểu biết đầy đủ. Chuyện này chúng ta đã nhận sai và sửa, mà nó xảy ra do ta còn nhờ vả nên phải chịu sự thúc ép của Liên Xô và Trung Quốc chứ không phải ta cố ý thực hiện. Chỉ có kẻ địch mới khoét sâu vào điểm yếu của đối phương như Phú. Còn Phú viết tiếp thế này: “Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng Lao động Việt Nam cũng đã lợi dụng tính mạng và của cải của Nhân dân” thì đúng là mù tiếng Việt và mất dạy, bố láo rồi!

Chính vì thế cái kết luận của Phú: “hành động “lợi dụng” thì không thể coi là tội, và vì vậy không thể cấm” là sai! Mà cần phải hiểu hành động lợi dụng với mục đích xấu là hành động phạm pháp như Dự thảo Hiến pháp ghi là đúng!

Còn nhiều cái sai nữa nhưng bàn như thế có lẽ cũng đã đủ.

Đặc biệt khi viết những ý “thơ” như thế này:

*“Xưa
Hy sinh cách anh
Nhân danh Tổ quốc
Nay
Xóa tên các anh
Cũng nhân danh Tổ quốc
Lộ rõ
Tổ quốc của họ
Đâu phải là
Tổ quốc của chúng ta”;


*“Luật treo thờ
Lao tù rộng mở
Lối thoát ra là chốn vô hồn”;


*“Gà gáy hơi to đã lo chống đối
Xứ sở thanh bình của những loài câm”;


*“Còn thắng còn làm vua
Chưa thua chưa làm giặc
Nói thật vậy cho nhanh
Sao ngụy danh nhiệm vụ?”

Phú đã coi nhà cầm quyền hiện tại là thù địch, là “ngụy danh”, tố cáo họ đưa ra luật pháp để cầm tù, bịt miệng nhân dân!

Một thể chế sinh ra từ lịch sử oai hùng và vẻ vang được cả loài người tiến bộ trên thế giới ca ngợi, được chính những người từng là kẻ thù khâm phục, có lẽ nào thực chất lại là như thế?

TPHCM
16-3-2013
ĐÔNG LA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *