Chuyện báo chí đưa tin khi chưa được biên tập kỹ

Người xem: 114

Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên, ông Lê Bá Vinh có đăng trên facebook cá nhân của mình: “Dịch tin nước ngoài thì sau đó cũng cần biên tập lại chứ. Phải là “khoảnh khắc thân mật hiếm thấy của vợ chồng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un” chứ. Lãnh đạo của đất nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời của Việt Nam cơ mà. Báo ta cứ viết thế sẽ làm khó cho tôi, ảnh hưởng đến tình hữu nghị hai nước. Báo Triều Tiên khi đăng về Việt Nam và các Lãnh đạo Việt Nam đều rất trân trọng.” kèm theo đó là hình ảnh về tin bài của báo VTC với tiêu đề: “Khoảnh khắc thân mật hiếm thấy của vợ chồng Kim Jong – un”. Mặc dù tiêu đề trên đã được trang tin VTC chỉnh sửa lại thành: Khoảnh khắc thân mật hiếm thấy của vợ chồng ông Kim Jong-un”.
 

Ảnh: Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên lên tiếng trước một tin bài trong nước

Việc báo VTC là một đơn vị trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) có sai sót khiến một vị Đại sứ của nước ta phải lên tiếng là điều không nên, một báo uy tín cho nên mọi bài viết, nhất là về chính trị phải cân nhắc từng câu từ, dùng trong hoàn cảnh nào phải nâng lên đặt xuống từng li từng tý, vì nó liên quan đến uy tín của Đảng, Nhà nước, quan hệ ngoại giao của đất nước. Việc sử dụng bài viết được dịch từ nước ngoài rồi đăng tải lên mà không được dịch một cách chính xác nhất có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ về đối ngoại, cũng như trở thành cái cớ để các tổ chức và cá nhân chống phá lợi dụng. Việc đăng bài về lãnh đạo một quốc gia có mối quan hệ thân tình, hữu nghị với Việt Nam mà đăng tải theo kiểu như đối tượng thì thật là không thể chấp nhận được.
 
Sử dụng công cụ tìm kiếm google, ta có thể thấy rất nhiều tin bài của phóng viên, báo chí trong nước đều sử dụng xưng hô một cách cộc lốc khi viết về lãnh đạo, đất nước Triều Tiên. Về việc này các trang tin cần có sự chấn chỉnh kịp thời. Một thực tế đáng buồn hiện nay mà nhiều tờ báo về mưu cầu giật tít, câu view mà sẳn sàng đặt tít cho nhiều tin tức sai lệch về bản chất. Một số phóng viên có sử dụng tin bài trên các báo chí có tư tưởng chống Việt Nam rồi dịch ra tiếng Việt rồi đăng lại, từ đó tiếp tay cho mưu đồ tuyền truyền tư tưởng chống phá chế độ, hay có nhiều trường hợp phóng viên lại sử dụng cách xưng hô không phù hợp khi với các đối tượng chống phá khi bị bắt giữ, xét xử thì toàn gọi bằng ông, bằng bà như: bà Phạm Đoan Trang, ông Trương Châu Hữu Danh Còn đối với các lãnh đạo của các quốc gia thì lại xưng hô trong một bài viết chỉ bằng tên riêng.
 
Đại từ nhân xưng trong các bài báo có ý nghĩa quan trọng, qua đó làm tường minh ý kiến của tác giả, tạo mối liên kết cộng đồng, thể hiện tính khách quan trong lập luận. Do đó không phải chê trách anh em phóng viên nước nhà những chúng ta cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc sử dụng các từ ngữ nhân xưng trong tác phẩm của mình một cách phù hợp. Đừng biến những điều nhỏ nhặt này trở thành cái cớ để các tổ chức, đối tượng chống phá lợi dụng, hay tác phẩm của mình trở thành chất xúc tác cổ vũ cho cái xấu trong xã hội diễn ra.
 
Nguồn: Huy Văn
Việt Nam Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *