Về tư cách của ông Lưu Bình Nhưỡng qua vụ cưỡng đoạt tài sản

Người xem: 757

Ong Bắp Cày

Vụ cưỡng đoạt tài sản liên quan đến ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là một vụ án nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận. Vụ án đã cho thấy những sai phạm nghiêm trọng của ông Nhưỡng trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình, vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

Mới đây, tại kỳ họp thứ 34 diễn ra từ 18-20/12/2023, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lưu Bình Nhưỡng.

Theo đó, UBKT Trung ương nhận thấy ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi; vi phạm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan nhà nước.

Căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lưu Bình Nhưỡng.

Trước đó, ngày 14/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, làm việc với ông Lưu Bình Nhưỡng để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản, quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Về từ cách, có thể thấy ông Lưu Bình Nhưỡng là con người nói không đi đôi với làm. Trước diễn đàn Quốc hội, ông đại ngôn, phát biểu lớn tiếng và thường “Gãi đúng chỗ ngứa” nên được nhiều người thích. Tuy nhiên, trên thực tế, ông lại là  người có những sai phạm nghiêm trọng, thể hiện sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Cụ thể, ông Nhưỡng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để can thiệp, tác động với cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình để bảo kê cho Cường Quắt, một giang hồ cộm cán ở Thái Bình có mối quan hệ thân thiết với ông. Hành vi này của ông Nhưỡng đã giúp Cường Quắt cưỡng đoạt tài sản của các doanh nghiệp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Về nguyên nhân, có thể thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai phạm của ông Nhưỡng. Một nguyên nhân quan trọng là do ông Nhưỡng đã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không giữ gìn phẩm chất, đạo đức của người cán bộ, đảng viên, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất, lợi ích nhóm, dẫn đến việc vi phạm pháp luật. Nguyên nhân khác được nhiều người cho là háo danh, thích nổi tiếng, hiếu thắng nên thường có những phát biểu thiếu khiêm tốn, thiếu cẩn trọng, nhất là khi được những người có tư tưởng cấp tiến tung hô. Vì những nguyên nhân đó, ông Lưu Bình Nhưỡng nghĩ mình giỏi hơn người khác, có thể chi phối, thao túng tâm lý người khác. Từ đó, dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng và cướng vòng lao lý.

Thật tiếc, ông là Tiến sĩ Luật, từng là phó trưởng khoa của Đại học Luật, nhưng chính ông lại không nắm vững luật và vi phạm pháp luật. Hành vi của ông làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự uy tín của bản thân ông và uy tín của đảng và nhà nước, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào chế độ.

Vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng là một bài học cảnh tỉnh cho những cán bộ, đảng viên, những người có chức vụ, quyền hạn và những ai còn đang manh nha tiến hành những hành vi vi phạm pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *