TRƯƠNG DUY NHẤT VỊN LUẬT BÁO CHÍ, LÃNG QUÊN ĐIỀU 258?

Người xem: 175

Ngay sau khi thông tin Trương Duy Nhất bị bắt, cộng đồng mạng đã nhanh chóng loan tin này khắp nơi, báo chí cũng vào cuộc và dư luận lại dấy lên sự tìm hiểu về Điều 258, Bộ luật Hình sự.

Mặc dù tuyên bố nghỉ làm báo chính thống từ năm 2011 và chuyển sang viết blog, tuy nhiên,Trương Duy Nhất trở nên “nổi bật” nhất là khi Nguyễn Bá Thanh trở thành “hiện tượng”; thừa cơ hội, ông “ăn theo”, bày tỏ quan điểm “ủng hộ” và đưa ra hàng loạt lý do vì sao ủng hộ Bác Thanh; rồi chỉ trích hàng loạt hành động của Chủ tịch nước, Thủ tướng – mà theo Nhất, đó là những hành động “vô nhân đạo”… đã khiến nhiều người đã lầm tưởng ông Nhất là người “tốt bụng”, “công tư phân minh”…
Những bộ mặt nạ này liệu có che được mắt “Thánh”?
Thêm vào đó, ông từng là phóng viên báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng và cũng có thời gian dài công tác tại báo Đại Đoàn Kết – một trang báo luôn quan tâm, viết về những điều chân, thiện, mỹ nên nhiều người cứ ngỡ Trương Duy Nhất là người hiểu nội bộ và có “tâm” với nghề. Sự việc vỡ lẽ khi mà Duy Nhất viết bài kêu gọi Nguyễn Bá Thanh từ chức, những người “bạn ảo” của ông mới nhận ra, tất cả những điều mà Trương Duy Nhất làm chỉ có một mục đích đó là tung hỏa mù che mắt thiên hạ, lợi dụng cơ hội xuyên tạc, phá hoại Nhà nước XHCNVN và thế là “kênh truyền” của ông Duy Nhất rần rần người lời qua tiếng lại. Kết quả, Cục An ninh Điều tra của Bộ Công an chốt hồ sơ, thu thập đầy đủ chứng cứ và triệu tập ông.

Khi thông báo nghỉ làm báo và chuyển sang viết lách theo kiểu cá nhân, Trương Duy Nhất đã “trình làng” lý do ông hành động như vậy là vì theo quan điểm của ông: “Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết”. Trương Duy Nhất cũng tìm lý do, thuyết phục, dẫn dắt mọi người lắng nghe mình khi mà lồng ghép những câu nói để đời của cụ Huỳnh Thúc Kháng: “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói“. Trương Duy Nhất còn nhấn mạnh rằng: Huỳnh Thúc Kháng là người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dân, sau này cụ được Hồ Chí Minh cử làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nói như thế này, Trương Duy Nhất đang cố tình dẫn dắt để mọi người lầm tưởng rằng, ông đang đứng về phía “Bác Hồ” và chỉ chống những “con sâu làm sầu nồi canh”?

Vì những điều “nhân văn” trên, thế nên Trương Duy Nhất ngụy biện rằng: “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì… nghỉ làm báo để viết được những điều mình cần viết”. Nhưng, có ai biết được vì sao Trương Duy Nhất lại nghỉ công tác tại 2 tờ báo mà đối với người làm báo thì đây là 2 tờ báo đáng mơ ước???

Cái lý do nghỉ việc sự thật không phải “cao cả, thiêng liêng” như lời Trương Duy Nhất trình bày. Ông nghỉ việc đơn giản chỉ vì tư tưởng đi ngược lại với giá trị nhân văn và bác bỏ mọi chỉ đạo từ cơ quan chủ quản. Các bài viết của ông dần bị vô thời hạn và mức độ đăng tải dần không đạt “chỉ tiêu”, ông mới chuyển từ cơ quan này sang cơ quan khác rồi không trụ lại được nơi đâu bởi “tính nào tật đó”. Có một điều, phải công nhận Trương Duy Nhất rất hay đó là “đánh được mùi” sắp bị đình chỉ công tác, thu lại thẻ tác nghiệp vậy nên ông đã làm đơn xin nghỉ trước đó vài tuần. Mọi thủ tục cũng như lý do “hoãn công tác” theo đó mà cũng được thực hiện khá êm thấm, không nhiêu khê, dấy lên dư luận hay để lại tiếng tai cho tòa soạn báo Công An, Đại Đoàn Kết.
Trương Duy Nhất xuyên tạc, đâm chọc, đi ngược lại sự thật có tạo được “một góc nhìn khác” không hay sẽ chỉ là một góc nhìn lác của những kẻ thích chơi trội, vi phạm pháp luật, coi trời bằng vung?
Sự việc về ông được trôi qua theo dòng thời gian cho đến đầu năm 2013 – khi ông bắt đầu đi sâu hơn đến vấn đề chính trị, thời sự, xã hội trên trang cá nhân mình và xuyên tạc đủ chuyện hài hước. Thủ thuật mà ông hay dùng là: chuyên bắt sâu bỏ lên cây sau đó đi hô hào, trên cây có sâu và ông là người nhận ra con sâu “xấu xí” ấy. Cụ thể là ông rất ưa thích việc đi chê Chủ tịch nước “yếu hèn” và tung tin Thủ tướng bị “phê bình, kỷ luật…”. Rất nhiều lần được cơ quan Công An, cơ quan chức năng có thẩm quyền làm việc tư tưởng nhưng dựa vào cái quyền tự do ngôn luận, Trương Duy Nhất ngày càng kích động lòng dân, vẽ lên nhiều bức tranh bôi nhọ nguyên thủ quốc gia.

Theo nguồn tin từ những đồng nghiệp cũ, công tác với Trương Duy Nhất tại báo Đại Đoàn Kết cho biết, trước đây mỗi khi có dịp trò chuyện với sinh viên thực tập, khá nhiều lần ông đặt câu hỏi suy nghĩ thế nào về luật báo chí Việt Nam. Và mỗi lần như thế, ông đều nhấn mạnh câu nói, luật báo chí có quy định về quyền tự do ngôn luận nên các em cứ mạnh dạn bày tỏ, đánh giá vấn đề. Tuy nhiên, tự do ngôn luận không có nghĩa là muốn nói gì thì nói, muốn bôi nhọ ai thì bôi nhọ, xâm phạm quyền tự do ai thì xâm phạm!. Bên cạnh đó, trong Bộ luật Hình sự cũng nêu rõ việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm điều xằng bậy, hại nước, hại dân sẽ bị trừng phạt như thế nào.

Cụ thể trong Điều 258, Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

Với kinh nghiệm “bề dày” thời gian làm báo, mối quan hệ khá nhiều và tài ngụy biện lão làng nên mãi đến tận hơn 2 năm sau, tức vào thời điểm này ông mới chính thức bị Bộ Công An “sờ gáy” với những bằng chứng cụ thể.

Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao đến thời điểm này mới khui sự việc ông Trương Duy Nhất trong khi ông phạm tội chống phá Nhà nước đã lâu? Xin thưa rằng, cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Đó là do thời điểm này, phía Công An đã thu thập đầy đủ chứng cứ và biết rõ kế hoạch, chặn đứng ý đồ chống phá Nhà nước trong đại hội sắp tới mà Duy Nhất đang rắp tâm thực hiện. Thế mới nói, việc Trương Duy Nhất bị bắt giam cũng đồng nghĩa với việc, những ngày tới, ông đối mặt với bản án hình sự chứ không đơn thuần chỉ là cơ quan Công an bắt ông về để “xơi nước” hay “gặp rồi thả ra” như sắc thái mà ông tỏ ra điềm tỉnh khi bị bắt vào chiều hôm qua – ngày 26-5.

Bạn đọc Tùng Dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *