Thư ngỏ gửi ông Bùi Tín

Người xem: 111

Thưa ông!

Mùa xuân Qúy Tỵ này, lẽ ra có nhiều niềm vui nhưng không may lại ăn nhầm vào một quả đắng. Số là, trong buổi gặp mặt đầu năm, một người bạn đưa cho tôi xem bài viết mới của ông, đề ngày 20/02/2013: “Vài chuyện đã rõ về ông Hồ”.

Đọc xong bài viết, tôi quá thất vọng về ông, ông Bùi Tín ạ! Đành rằng, sự đào thoát của ông cách đây hơn 20 năm đã khiến ông không còn chỗ đứng trong lòng dân tộc. Mọi người nhắc đến ông như nhắc đến một tên phản bội: phản bội Tổ quốc, phản bội lý tưởng cao đẹp của cuộc cách mạng mà ông đã đeo đuổi hơn 40 năm. Tuy nhiên, một số người vừa trách ông, vừa thương hại ông, cũng có một số người thì thông cảm. Xuất thân gia đình như thế, con quan đại thần, lên 10 vẫn còn người hầu đi theo đút từng thìa cơm…, hấp thu nền giáo dục thực dân từ nhỏ, ông không chạy sang hàng ngũ địch sớm trong thời gian chiến đấu ở vùng địch hậu Bình Trị Thiên như nhạc sỹ Phạm Duy đã là “đáng khen” lắm rồi.


Chỉ tiếc rằng, đã phấn đấu được đến mức như thế, có thể nói là “công thành doanh toại”. Cuối cùng lại để bị gục ngã thì uổng công quá. Tôi muốn nói thêm là việc phản bội của ông chắc chắn sẽ làm đau lòng bố ông ở thế giới bên kia – cụ Bùi Bằng Đoàn, một quan Thượng thư dưới triều Nguyễn đã một lòng đi theo cách mạng, đồng cam cộng khổ với mọi người ở chiến khu Việt Bắc, đã từng được họa thơ với Bác Hồ.

Tôi vẫn còn nhớ bài thơ Bác Hồ tặng bố ông – một trong những bài thơ chữ Hán hay nhất của Bác Hồ. Bài thơ có cái tên rất thân mật:
Tặng Bùi Công


Khán thứ sơn điểu thê công hãn


Phê trát xuân hoa chiếu nghiên trì

Tập báo tần lai lao dịch mã

Từ ông tức cảnh tặng tâm thi

Nhà xuất bản Văn học dịch:

Tặng cụ Bùi

Xem sách chim rừng vào cửa đậu

Phê văn, hoa núi ghé nghiên soi

Tin vui thắng trận dồn chân ngựa

Nhớ Cụ thơ xuân tặng một bài.

(Trong Biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, 1994, T4, tr175)

Và bố ông, cụ Bùi Bằng Đoàn lúc bấy giờ là Trưởng ban thường trực Quốc hội đã họa lại, cũng là một bài thơ hay của dòng thơ kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc thời đó.

Tôi nhớ hồi mới sang Pháp, trả lời BBC, ông đã tự hào kể chuyện này với khán giả và đọc thơ ngâm cả hai bài thơ trên làn sóng phát về Tổ quốc.

Nhắc lại chi tiết này, tôi muốn nhấn mạnh một điểm là sự phản bội của ông không chỉ làm đau lòng cụ Bùi Bằng Đoàn mà lớn hơn ông đã phụ lòng cả vị lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh. Lẽ nào ông không biết, ông được kết nạp Đảng sớm, được đề bạt nhanh, trong chống Pháp đã là cán bộ tiểu đoàn, phong quân hàm đợt đầu tiên năm 1958 là Đại úy, chính là nhờ có cụ Hồ bên cạnh bố ông ngày ấy ở chiến khu. Trong những lần gặp cụ Bùi, Bác thường quan tâm hỏi han sức khỏe và sự tiến bộ của ông – cậu con trai của cụ Trưởng ban thường trực Quốc hội đang chiến đấu ở chiến trường.

Thế mà ngày 23/6/2012 vừa rồi, trong một cuộc hội thảo tại San Jose

do bọn chống cộng cực đoan tổ chức, ông đến dự và phải hô theo mọi người trong hội trường: “Đả đảo tên phản tặc Hồ Chí Minh”. Tôi nhìn ông trong cuộc hội thảo ấy, một gương mặt già nua, nhăn nheo, chiếc răng sứt hở hoác ở hàm trên và thấy rõ cảnh ông giật mình khi nghe Võ Đảm – một thành viên của cuộc hội thảo hô to: “Đả đảo tên Việt gian đồ tể Bùi Tín”. Lúc này trông ông thật là thảm hại, ông Bùi Tín ạ! Còn đâu là viên Đại tá Bùi Tín, Phó tổng biên tập báo Nhân dân hàm ngang thứ trưởng, còn đâu là khí thế của viên sỹ quan quân giải phóng có mặt đầu tiên ở dinh Độc lập tham dự cuộc đầu hàng lịch sử của Tổng thống Dương Văn Minh. Bây giờ chỉ thấy ông khép nép, run sợ, lắp bắp, ăn năn hối lỗi để sao cho vừa lòng bọn Việt kiều chống Cộng khét tiếng ở Mỹ, chỉ vì chính bọn này đang nuôi ông, bắt ông phải viết những bài phản động, chúng mới cho ông nhiều tiền.

Xem trọn vẹn cuộc hội thảo ông trên video clip mà ông không ngờ chúng thu hình rất nét để phát về nước, tôi thấy chúng hạ nhục ông quá lắm. Có thể nói hơi quá một chút là nhục hơn con chó ông Bùi Tín ạ! Một cậu ấm, con quan đại thần mà đến nước phải chịu nhục như thế ư?

Trong clip đó, ông gày gò, thấp bé, đứng ở hàng đầu, miệng mấp máy hát quốc ca của bọn Ngụy quyền ngày xưa, rồi lại phải cúi đầu mặc niệm các binh sỹ Cộng hòa và binh sỹ Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến ở Việt Nam. Tôi chưa từng chứng kiến ở đâu một cảnh nhục nhã đến thế và tôi thương hại ông, ông Bùi Tín ạ! Nhất là cái cảnh nó bắt ông phải hô khẩu hiệu “đả đảo Cộng sản, đả đảo Hồ Chí Minh”, ông cũng phải giơ cánh tay lên để cùng hô với chúng nó.

Cuối cùng chúng bắt ông phải trả lời trực tiếp những câu hỏi của chúng do một thằng đại diện hỏi ông như một quan tòa:

– Trong lịch sử Việt Nam ông tôn sùng ai nhất?

Ông trả lời: Lý Thường Kiệt.

– Nếu cho điểm ông cho Lý Thường Kiệt bao nhiêu điểm?

– 10 điểm.

– Vậy Hồ Chí Minh ông cho bao nhiêu điểm?

– 0 điểm.

Tôi chết lặng người khi nghe ông trả lời gọn một câu như thế.

Thật là tận cùng của sự nhục nhã, của sự phản bội…

(tiếp theo)

Thế mà bây giờ, trong những ngày đầu năm này tôi lại nhận được bài viết mới của ông. Rất nực cười là bài viết của ông có tiêu đề là: “Vài chuyện đã rõ về ông Hồ” nhưng thực ra ông chẳng hiểu gì cả. Không những ông không hiểu mà còn phạm tội vu khống, suy diễn rất bỉ ổi đối với một vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của toàn dân tộc, một danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế giới. Đấy là sự đánh giá của thế giới, được ghi rõ trong nghị quyết của đại hội đồng liên hợp quốc chứ không phải Việt Nam tự bịa ra để nói hay cho mình.

Trong bài “Vài chuyện đã rõ về ông Hồ” ông dám cả gan viết: “không hề có một nghị quyết nào riêng của LHQ về vấn đề này”. Thưa ông Bùi Tín, xin ông mở to mắt ra để đọc nguyên văn bản nghị quyết còn đang được lưu giữ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội:
Nghị quyết 1865 được thông qua bởi đại hội đồng tại kỳ họp lần thứ 24


1865 kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Đại hội đồng

Căn cứ việc tổ chức lễ kỉ niệm quốc tế của những danh nhân văn hoá và trí tuệ kiệt xuất góp phần thực hiện mục tiêu của UNESCO và đại biểu toàn thế giới.

Căn cứ nghị quyết 4351 kỳ họp thứ 18 của đại hội đồng liên quan tới các hoạt động kỉ niệm ngày sinh của những…. và sự kiện để lại dấu ấn …sự phát triển của loài người.

Chú ý rằng: năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và danh nhân văn hoá thế giới (có thể dịch là nhà văn hoá lớn hoặc nhà văn hoá kiệt xuất).

Xem xét đến: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ.

Xem xét đến những đóng góp quan trọng và nhiều chiều của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục và nghệ thuật… tinh hoa văn hoá dân tộc Việt Nam trài dài mấy nghìn năm lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh tiêu biểu cho nguyện vọng của các dân tộc, khẳng định nền văn hoá thống nhất của họ và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.

Khuyến nghị: các nước thành viên tham gia các hoạt động kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách tổ chức các sự kiện khác nhau tỏ lòng kính trọng tới Chủ tịch Hồ Chí Minh để tuyên truyền rộng rãi những hiểu biết về sự vĩ đại của những tư tưởng và những việc Hồ Chí Minh đã làm cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Đề nghị: Tổng giám đốc UNESCO có những bước làm thích hợp để tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ thêm cho các hoạt động kỉ niệm nhân dịp này, đặc biệt các hoạt động diễn ra ởViệt Nam.

Thưa ông Bùi Tín, bây giờ thì chắc ông cũng tự biết rằng, nghị quyết của UNESCO về Hồ Chí Minh là có thật. tuy nhiên sau đó có một số phần tử chống cộng cực đoan, trong hàng ngũ kiều bào ở một số nước ra sức chống phá nghị quyết này. Đây là điều dễ hiểu. nhưng những người ta nói: “ Chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến”. Thực hiện nghị quyết của UNESCO các hoạt động kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới. Tài liệu để tổ chức kỉ niệm, các nước dựa vào tập biên bản được văn phòng UNESCO ấn hành bằng 6 thứ tiếng Pháp, Anh, ả rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga, đóng quyển tại xưởng in của UNESCO.

Riêng tại Việt Nam, lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội ngày 29/3/1990 với hơn 1000 đại biểu tham dự, có gần 100 đại biểu quốc tế. Người viết thư này cho ông cũng được vinh dự tham gia và thật sự xúc động khi nghe 2 bài phát biểu của 2 nữ đại biểu từ Mỹ xa xôi đến. đó là bà Holen Magrit và bà J.Sten.

Bà Holen nói: tôi là nhà khoa học Mỹ, là nghị sỹ hạ nghị viện Hoa kỳ, nhưng tôi đến đây không đại diện cho ai cả, mà đại diện cho chính lương tâm mình đối với một nhân vật lịch sử vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn bà J.Stenson, một nhà sử học nổi tiếng của nước Mỹ, đã gây bất ngờ cho cả cử toạ trong hội trường Ba Đình, cả đại biểu nhiều khách quốc tế khi mặc chiếc áo dài Việt Nam bước lên điễn đàn. Bà mở đầu bài phát biểu sâu sắc của mình về Hồ Chí Minh bằng những lời lẽ chân thật đầy xúc động: “Xin cho phép tôi mặc chiếc áo dài của người mẹ Việt Nam, người mẹ đã sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại chống ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình và ngày nay đã có một người mẹ sinh ra thiên tài Hồ Chí Minh”

Tiếp đó bà J.Stenson xúc động kể cho hàng nghìn thính giả trong hội trường quá trình bà bỏ công sức đi khắp thế giới để tìm hiểu thân thế sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

“Hồ Chí Minh là người tôi đành nhiều thời gian nhất trong đời nghiên cứu lịch sử của tôi để tìm hiểu cho được đích thực tính cách của Người. Tôi thuộc thế hệ tuổi con cháu Hồ Chí Minh. Tôi dã bỏ tiền túi ra để đi từ Mỹ sang Pháp và Liên Xô những nơi mà Bác Hồ đã dặt chân tới đó, để tìm những di tịch gốc. Tôi đã ở Liên Xô một thời gian tương đối lâu để nghiên cứu về Bác. Khi về Mỹ tôi lại đi từ New York đến các vùng Đồng Bắc châu Mỹ, nơi Bác Hồ đã vượt hàng vạn cây số trên các con tàu vượt đại dương đến đó. Tôi quyết đi tìm cho được lai lịch văn hoá Hồ Chí Minh mặc dầu ngày đó người ta đã thừa nhận Người là danh nhân văn hoá của thế kỷ”.

Hơn 1000 đại biểu ngồi trong hội trường Ba Đình trong buổi sáng tháng 3 năm 1990 ấy thật sự xúc động khi nghe người nữ đại biểu của Mỹ tâm sự.

“Tôi xin có lời ca ngợi về Người sau khi tôi đã đi đến những nơi có dấu chân Người đi qua, gặp lại những người đã biết về Người và đi đến kết luận rằng: Hồ Chí Minh lúc còn trẻ là một thanh niên …cho nên hiện giờ tôi vẫn cứ việc mơ về Người. Nếu tôi cùng thời thì dứt khoát tôi phải trở thành người tình của Người. Người không chấp nhận tôi vẫn cứ đeo đuổi cho kỳ được. Vì vậy, hôm nay tôi ngưỡng mộ Người bằng cả đầu óc khoa học của tôi đồng thời bằng cả trái tim của một người con gái hậu thế. Hồ Chí Minh là một người cộng sản vĩ đại, là một siêu nhân. Người vĩ đại hơn ở chỗ, Người là một con người bình thường, sống hòa tan vào trong cuộc sống của xã hội chứ không phải là siểu phẩm”.

Hai bà Helen và Stenson cũng thống nhất kết luận về bài phát biểu của mình: Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về Hồ Chí Minh. Nền văn minh nhân loại của thế kỷ 20 này tự hào có một vĩ nhân được cả thế giới phong tặng anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá kiệt xuất. Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương sáng về nhân cách của một con người thời đại cho mọi thế hệ tiếp theo.

Thưa ông Bùi Tín! Trong bài viết của mình ông có nói ông đã dày công bỏ ra 20 năm để tìm hiều về Hồ Chí Minh, đặc biệt ông còn nói ông đã vào tận trụ sở liên hợp quốc để tìm hiểu về nghị quyết của UNESCO và ông đã đi đến kết luận: “không hề có một nghị quyết nào riêng của Liên hợp quốc về vấn đề này”. Thật là một kết luận hàm hồ, vô liêm sỉ.

Trong bài viết của ông lần này tôi còn thấy ông bắt đầu có biểu hiện của một kẻ tâm thần khi ông tỏ ý nghi ngờ và tác giả tập thơ nổi tiếng “Nhật lý trong tù” không phải là Hồ Chí Minh. Đến nước này thì ông không chỉ là tâm thần, mà đã trở thành một thằng điên rồ thật rồi ông Bùi Tín ạ. Lý do ngớ ngẩn mà ông dung để chứng minh cho lập luận này là không có địa danh Việt Nam nào trong tập thơ để phụ họa cho mấy “phát kiến” hay ho về tập thơ này là của một người khác. Ông thừa biết bối cảnh của tập thơ không phải ở trong nước. Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng sang Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh và phân bộ quốc tế chống xâm lược Việt Nam. Đến Túc Vinh, một thị trấn của huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc thì bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam. Trong hơn một năm trời, Người lần lượt bị giam trong gần 30 nhà tù của 13 huyện ở tỉnh Quảng Tây. Chính trong thời gian này, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” bằng chữ Hán, để lại một di sản quý báu cho dân tộc ta hôm nay. Tập thơ kể lại những nơi bị giam cầm, chặng đường hành trình của người tù Nguyễn Ái Quốc trong gần một năm thì làm sao dễ “kiếm” ra được người có hoàn cảnh tương tự, trùng khớp về hành trình, tâm tư, nguyện ước…giống y hệt người tù NGuyễn Ái QUốc để bịa đặt nhăng cuội, hở ông Bùi Tín.

Tôi thật không ngờ chỉ mới hơn 20 năm sống cạnh những kẻ chống cộng cực đoan ông đã trở thành một kẻ bệnh hoạn, đánh mất hoàn toàn tư duy và lý trí đến mức như thế.

Nguyễn Biên Cương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *