UBND TP HÀ NỘI ĐÃ XỬ LÝ ĐÚNG TRONG VỤ “GỖ SƯA TRỊ GIÁ 20 TỈ”.

Người xem: 109

LâmTrực@

Bài “Gỗ sưa dân trồng, chính quyền đòi bán” của PV An Tân đăng trên báo Lao Động đang là đề tài nóng.

Để sáng tỏ vụ này, các bạn nên tham khảo bài “Bí ẩn thương vụ gỗ sưa giá triệu đô” của VTC nói về vụ việc này. Có thể tóm tắt lại như sau:

Hơn 2,5m3 gỗ sưa với giá hơn 20 tỷ đồng đang trên đường được vận chuyển đi tiêu thụ thì bị cảnh sát bắt giữ. Số gỗ này có nguồn gốc từ thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ). Ông Vũ Văn Xuyện, Trưởng thôn Phụ Chính, Hòa Chính và Đinh Công Thường, Chi Hội trưởng Hội Người cao tuổi thôn Phụ Chính là người đứng tên bán với giá “khủng” 20,5 tỷ đồng. Đặc biệt, số gỗ trên được một đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc thu mua (mục đích thương mại).

Ông Xuyện cho biết, số gỗ này thu gom từ số cành gãy tự nhiên sau trận mưa bão đêm 12/9. Tuy nhiên, tại hiện trường, cơ quan công an đã phát hiện nhiều dấu vết bất thường. Một trong hai cây gỗ sưa cổ thụ trước chùa có dấu hiệu bị cưa cắt chứ không phải bị gãy do bão.  


Vụ việc được bắt đầu từ cuối tháng 7, thôn Phụ Chính đã quyết định cho khai thác cành sưa già, cỗi, nguy cơ gãy rụng để trả số nợ hơn 1 tỷ đồng trong công trình xây dựng đình Phụ Chính và nhiều công trình khác của thôn. Thôn đã lập Ban khai thác gỗ sưa với 22 thành viên và xây dựng kế hoạch đốn hạ sưa để trả nợ. Giữa tháng 9, sau một trận mưa lớn, một số cành bị gãy. Công việc khai thác gỗ sưa được thôn Phụ Chính gấp rút tiến hành.  


Ban khai thác gỗ sưa” đã quyết định ra giá 26 tỷ cho 2,6m3 gỗ. Sau nhiều lần ngã giá, đến ngày 15/10, anh Nguyễn Văn Thái ở Đông Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh đồng ý mua lô gỗ sưa trên với giá 20,5 tỷ đồng. Nhưng khi nhận tiền, cả thôn bàng hoàng vì… chưa tính đến việc tìm nơi để cất giữ. Qua nhiều cuộc họp nóng, lãnh đạo thôn Phụ Chính đã ra quyết định mua két sắt, để trong chùa và cắt cử 22 thành viên uy tín cao trong làng, thay phiên nhau trông giữ ngày đêm. 


Sự việc vỡ lở, ông Xuyện cùng nhiều người khác trong “Ban khai thác gỗ sưa” thôn Phụ Chính hồn nhiên trả lời, không hề hay biết gỗ sưa thuộc nhóm gỗ 1A, pháp luật cấm buôn bán.


Ông Lê Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Hòa Chính thừa nhận, bản thân ông và lãnh đạo xã đã thiếu trách nhiệm để xảy ra sự việc đốn hạ cây sưa. 

Ông trưởng thôn Vũ Văn Xuyện cho biết, năm trước thôn cũng bán một súc gỗ sưa với giá 2 triệu/kg. Còn phi vụ bán vừa rồi, giá gỗ đã lên tới gần 8 triệu/kg. 

Với những tình tiết nêu trên, so sánh đối chiếu với các quy định của pháp Luật, thì việc đốn hạ cây sưa ở đây là vi phạm pháp luật.


Trở lại với bài báo của PV An Tân, cách viết của PV An Tân làm cho người đọc hiểu là UBND TP Hà Nội đang “cướp” của người dân, và như thế vô hình dung kích động người dân đối đầu với chính quyền. Đây là điều đại kỵ trong viết báo, bởi thực chất, UBND TP Hà Nội chỉ làm theo luật, và những số gỗ sưa kia chỉ thuộc sở hữu của những cá thể riêng lẻ chứ không thể lấy danh nghĩa “nhân dân” ở đây được. 


Bạn Chung Nguyen viết: “Không có cướp, tin tôi đi, chính quyền Thủ Đô không nghèo tới mức phải cướp 20 tỉ của các bạn. Nó nhỏ tới mức, nếu ném vào thu ngân sách thành phố, thì sẽ tuột xuống tận hàng số lẻ của lẻ“.


Sưa là loại cây nhóm IA cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Chỉ thị 68/2007/CT-BNN cũng quy định:

2. Việc quản lý gỗ sưa có nguồn gốc từ rừng trồng
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện ngay việc thống kê về loài cây và diện tích trồng (đối với rừng trồng tập trung) các loài cây thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA (trong đó có loài cây gỗ sưa) của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được trồng qua các năm tại địa phương, lập sổ theo dõi, tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Trước mắt tạm dừng việc khai thác loài cây gỗ sưa có nguồn gốc do tự gây trồng đến khi có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Có thể thấy người dân thôn Phụ Chính có trồng một vài cây sưa trên đường liên thôn, và điều này là không vi phạm pháp luật. Thế nhưng, khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại trên khu vực đất công lại là vi phạm pháp luật. Điều này là bình thường trong các bộ luật bảo vệ động thực vật quý hiếm. 

Riêng gỗ sưa, bất kể là trên đất công hay tư đều bị cấm khai thác, như trích dẫn chỉ thị của Bộ Nông nghiệp vào năm 2007 như đã trích dẫn bên trên.


PV An Tân trích dẫn và đã hiểu sai tinh thần Chỉ thị này. Đây là đoạn trên báo Lao Động:

Quá trình tận thu, người dân thôn Phụ Chính căn cứ vào văn bản số 3419 ngày 12.12.2007 của Bộ NNPTNT về việc khai thác, vận chuyển cất giữ gỗ rừng trồng nhóm 1A: “Trường hợp tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư cây trồng trong vườn, trồng phân tán thì chủ lâm sản tự quyết định việc khai thác”.

Với đoạn trích: “Trường hợp tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư cây trồng trong vườn, trồng phân tán thì chủ lâm sản tự quyết định việc khai thác“, phải được hiểu là họ tự trồng trong khu vực thuộc sở hữu tư nhân chứ không phải khu vực công cộng.

Bạn Chung Nguyên cũng có stt rất hay, xin trích: “Hẳn các bạn còn nhớ một anh ở Thanh Hóa từng nuôi nhốt cả 1 đàn hổ trong nhà, tức là đất tư nhân, nhưng vẫn vi phạm pháp luật và bị đập lên xuống? Luật không phân biệt mục đích cao cả gì sất, nếu vi phạm luật thì sẽ bị xử theo luật. Đó là điều đương nhiên ở các xứ văn minh.


Tôi nghi ngờ tính hợp pháp của việc người dân bán gỗ sưa, một giao dịch 20 tỉ đồng tức 1 triệu đô la nhưng không hề có chứng từ gì cả, nếu là ở Tây, các bạn xác định rũ tù. Còn nếu việc chặt và bán cây được hạt kiểm lâm huyện Chương Mỹ cho phép, thì hạt kiểm lâm này phải chịu trách nhiệm, công an và UBND thành phố Hanoi không làm sai gì cả.

Có lý do để Nam Phi không mở kho cất trữ sừng tê giác khổng lồ của họ và bán ra thị trường, mặc dù nếu họ làm điều này, giá sừng tê sẽ trở về đúng như tuyên truyền, tức là bằng giá móng chân người. WWF ngăn cản nỗ lực bán ra thị trường số sừng tê này của Nam Phi, vì lo ngại nó có thể khuyến khích hành động săn bắn tê giác, và bản thân nó vi phạm quy định cấm buôn bán sừng tê giác của WWF.

Các bạn thấy đó, luật là luật, không phải cứ vin vào lý do tốt đẹp này nọ mà có thể vi phạm luật, bạn trồng cây không có nghĩa là bạn được quyền khai thác nó nếu việc khai thác là vi phạm luật (việc trồng thì không).

Số tiền trên, như mọi tang vật vi phạm, phải bị tich thu và sung công“.

Như vậy, có thể khẳng định, cách xử lý của UBND TP Hà Nội trong vụ việc này là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật.


**************************

Đây là văn bản mà PV An Tân Trích dẫn:



Đây là bài trên báo Lao Động.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *