CHUYỆN NHẦM NHẠC: ĐỪNG TRU TRÉO LÊN THẾ

Người xem: 97

Khoai@

Chuyện VTV1 phát nhầm đoạn nhạc bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc, trong Chương trình đặc biệt kỷ niệm 68 năm ngày TBLS 27/7/2015 là một sự cố đáng tiếc. 

Rất nhiều người không hài lòng và vì điều này, cơ quan cấp trên có thẩm quyền đã kỷ luật: Khiển trách đối với Ban Giám đốc Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội và chỉ đạo xử lý nghiêm túc kíp thực hiện chương trình.

Tuy nhiên, sự cố này vẫn tiếp tục được các thế lực chống phá nhà nước Việt Nam lợi dụng để tuyên truyền nói xấu đảng và nhà nước. Họ tiếp tục nghiêm trọng hóa vấn đề rằng, đã có người của Trung Quốc trong Bộ Quốc phòng; rằng có gián điệp trong đảng; rằng không thể chấp nhận được và bậy bạ, là bố láo, là giặc Tầu.v.v..Điển hình là các trang Tễu (của Nguyễn Xuân Diện), Việt Nam Thời Báo (Phạm Chí Dũng), Bà Đầm Xòe (Phạm Thành), Bauxite (Nguyễn Huệ Chi), Châu Xuân Nguyễn (của Châu Xuân Nguyễn), Đàn Chim Việt (Hải ngoại).. cùng các trang như RFA, BBC, VOA và một số bất khác đã lên tiếng chửi bới chính quyền, reo rắc tư tưởng hoài nghi đối với đảng và nhà nước. Có thể nói, hậu quả về mặt chính trị là rất lớn.

Thậm chí nhạc sĩ Tuấn Khanh còn quy kết rằng, “ông Lê Hùng là giặc tàu, tên bán nước…tôi không nghĩ ông Hùng dám cam tâm tự mình thực hiện phát nhạc nền Trung Quốc cho chủ tịch Trương Tấn Sang như trong một âm mưu“. và thậm chí còn lồng chuyện kỳ thị vùng miền đối với các văn nghệ sĩ miền Bắc. Tuấn Khanh viết: “Nên nhớ vị trí NSND trong lòng các nghệ sĩ miền Bắc là vô cùng lớn lao. Họ luôn tự hào khi viết lá đơn xin danh hiệu đó cùng với tâm trạng thề sẽ cúc cung tận tuỵ, như một nghệ sĩ cung đình chân thành“.

Người viết cho rằng, sai sót đó dù vô tình hay hữu ý cũng đã xảy ra và cơ quan hữu trách cũng đã có những động thái nghiêm khắc đối với các tổ chức và cá nhân liên quan. Việc kỷ luật vốn mang ý nghĩa tốt đẹp là, chỉ cho người bị kỷ luật thấy được sai phạm và chỉ cho họ cách sửa sai để tiến bộ chứ không phải vùi dập hay làm bia sỉ vả bởi những tiếng tru treo mọi rợ.

Thực tế chuyện phát nhầm nhạc trên thế giới không hiếm, thậm chí là nghiêm trọng tới mức phát nhầm cả quốc ca của cựu thù. Sau đây là một vài ví dụ:

1. Trong Lễ đón tiếp Chủ tịch Trần Đức Lương của Tổng thống Ấn Độ vào năm 2001. 

Khi chào cờ Việt Nam đáng lẽ phải cử bài Tiến Quân Ca, thì bộ phận kỹ thuật của bạn cho phát bài Quốc ca của Việt Nam Cộng hòa thời trước 1975 theo nhạc điệu bài Thanh niên hành khúc của Lưu Hữu Phước.

2. Trung Quốc phát nhầm bài ca yêu nước Mỹ trong chương trình “Mừng thành tích không gian” 


Trong chương trình phát hình trực tiếp vụ phóng phi thuyền không gian mới của Trung Quốc.Bài “America the Beautiful – Nước Mỹ tươi đẹp” vang lên tiếp theo sau vụ phóng mô đuyn thử nghiệm Thiên Cung-1 của Trung Quốc. 

Trong bản nhạc này có câu: “Hoa Kỳ! Hoa Kỳ! Xin Thượng Đế ban phước lành cho đất nước này”.

3.Nhầm quốc ca thành nhạc phim sex

Nữ vận động viên bắn súng người Kazakhstan Maria Dmitrienko đã chết đứng người tại lễ trao huy chương vàng ở Kuwait.

Ban tổ chức đã tải nhầm nhạc quốc ca Kazakhstan. Đó là bản nhạc quốc ca chế trong bộ phim của Borat mang tên Kazakhstan: Học tập văn hóa Mỹ để đưa đất nước tỏa sáng. Bộ phim này đã gây tranh cãi khắp thế giới vì những cảnh quay thiên nhiên (ảnh) ngay từ đầu và bị cấm khi trình chiếu tại Kazakhstan năm 2006. Lời bài hát chế rất tục, có đoạn nói “Kazakhstan là nước vĩ đại nhất thế giới bị biến thành Gái mại dâm Kazakh sạch sẽ nhất thế giới, ngoài việc có quá nhiều sẹo“.

4. CNN nhầm cờ IS với cờ… sex toy của người đồng tính

Đài CNN (Mỹ) ngày 28.6 trong một clip phát trên toàn cầu đã nhầm lẫn khi gọi lá cờ đen – trắng mang biểu tượng đồ chơi tình dục của cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) là cờ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Đoạn video của CNN ghi lại cảnh một cuộc diễu hành của cộng đồng LGBT tại London (Anh) ngày 27.6, theo trang tin ÚcNews.com.au ngày 28.6.

Một hàng chữ của CNN chạy trên màn hình có nội dung: “Cờ của IS xuất hiện tại cuộc diễu hành của người đồng tính”. Sau đó, biên tập viên của đài này nói thêm rằng: “Lá cờ IS xuất hiện giữa một rừng cờ cầu vồng đã được biên tập viên quốc tế của CNN ghi lại”.

5. Báo chí Trung Quốc nhầm lẫn video sex với tử hình

Hãng tin Tân Hoa Xã và nhật báo Global Times – các cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc – khi miêu tả việc thi hành án tử hình tại Mỹ, đã cho phổ biến các hình ảnh một phụ nữ bị trói vào giường bằng dây da. Cảnh này thực ra được lấy từ một băng video “con heo” mang tên “Tử hình bằng thuốc độc”.

Sáng 07/08/2013 ảnh chụp màn hình của băng video này vẫn còn xem được trên trang web của hãng thông tấn chính thống thuộc Nhà nước Trung Quốc là Tân Hoa Xã. Những hình ảnh này cũng được trang mạng tờ Global Times – tờ báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc trực tiếp kiểm soát – sử dụng.

6. CNN ‘nhầm’ ảnh Tổng thống Putin là ‘đao phủ IS’

Đài CNN (Mỹ) ngày 27/2/15 đã lên tiếng xin lỗi sau khi hình ảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin vì “lỗi kỹ thuật” đã xuất hiện trong bản tin nhận diện “John thánh chiến” là Mohammed Emwazi, người được cho là đao phủ bịt mặt của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) chuyên thực hiện những vụ chặt đầu con tin man rợ.

Bản tin của phóng viên Max Foster từ Văn phòng London (Anh) của CNN ngày 26/2 xuất hiện ảnh Emwazi nhưng rồi chuyển sang ảnh ông Putin, theo trang tin Sputnik (Nga) ngày 27/2. CNN gọi đây là một lỗi kỹ thuật khi trả lời hãng tin Nga TASS ngày 26/2.

7. Nhầm quốc ca tại Kazakhstan

Một sự kiện thể thao được tổ chức ngoài trời tại Kazakhstan hôm 7/3/2012 vừa bị biến thành trò hề khi bộ phận âm thanh phát nhầm quốc ca đất nước này thành bài nhạc pop “Livin la Vida Loca” của nam ca sĩ Ricky Martin.

Sự cố xảy ra tại buổi khai mạc lễ hội trượt tuyết ở thành phố Kostanay. Lúc này, các quan chức tham dự đã đứng nghiêm trang hướng mắt về quốc kỳ Kazakhstan và long trọng đặt tay lên trái tim để hát bài quốc ca Menin Qazaqstanim.

Thế nhưng, thay vì phát quốc ca thì tiếng nhạc lại vang lên đoạn dạo đầu của bài hát Livin la Vida Loca – ca khúc nổi đình đám một thời, từng chiếm vị trí số 1 trên bảng xếp hạng MTV nhiều tuần liên tiếp cuối thập niên 1990.

8. Mở nhầm quốc ca thành Numb/Encore của Linkin Park

Sự cố hy hữu trên diễn ra trong trận giao hữu giữa Slovakia và Malta năm 2015, BTC đã chọn nhầm bài quốc ca của Malta sang thành bài hát nổi tiếng Numb/Encore của Linkin Park và Jay-Z.

Numb/Encore là bản phối nổi tiếng bậc nhất của ban nhạc Linkin Park và rapper Jay-Z, đã ra đời cách đây hơn 10 năm nhưng Numb/Encore vẫn được các khán giả yêu nhạc đón nhận một cách nồng nhiệt, bài hát rất phù hợp với các cuộc vui hoặc bữa tiệc đêm.

9. Sự cố nhầm quốc ca tại vòng loại World Cup 2014

Lượt đấu vòng loại World Cup 2014 đã xảy ra sự cố nhầm bài hát quốc ca của Ecuador.

Khi các cầu thủ Ecuador chuẩn bị làm lễ chào cờ. Những nốt nhạc đầu tiên của bài quốc ca vang lên trên SVĐ ở Puerto la Cruz đã làm cho Michael Arroyo, Frickson Erazo và Antonio Valencia ngạc nhiên và nhìn xung quanh khi nhận ra đó không phải là bài quốc ca của đất nước mình. BTC nước chủ nhà đã nhầm sang quốc ca của Mexico.


Có thể thấy, nhầm lẫn trong sử dụng nhạc trên thế giới đã xảy ra rất nhiều. Vậy nên, đừng vì một sơ xuất mà tru tréo lên như thế!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *