BIẾT THÌ THƯA THỐT…

Người xem: 224

Cuteo@ 

Những Quyết định đầy tính nhân văn của Bộ Công an khi cho phép Hai em Bùi Kiều Nhi và Nguyễn Đức Ngà được vào học tại HV CSND và HV Chính trị CAND đã làm ấm lòng dân. Điểm mấu chốt của câu chuyện chính là CA Quảng Bình và CA Nghệ An đã kết luận cả hai em đều không đủ điều kiện học tập trong các trường CA do thiếu trung thực. Nhưng thực tế báo chí lại biến vấn đề trung thực thành vấn đề tiền án, tiền sự hoặc là vấn đề xóa án tích. 


Trên trang mạng có tên “Diễn Đàn Nhà Báo Trẻ“, bạn Hào Song Trần  có bài viết có tiêu đề: Bộ Công An: Khắc phục sửa sai (của cấp dưới) chứ nhân văn gì?” (xem hình trên, được chụp từ màn hình), trong đó quy kết Bộ Công an đã làm sai, và việc ra quyết định chấp thuận cho các em vào học là để “sửa sai việc làm của cấp dưới” chứ không phải là “nhân văn“. 

Tôi không hiểu một nhà báo trẻ lại có thể có nhận thức thiển cận đến thế, hay anh ta cố tình đánh tráo các khái niệm? 


Phản ứng với tác giả, bạn đọc Thư Thư viết: Không hiểu biết hay là cố tình không hiểu vậy nhỉ? Vấn đề các em mắc phải là không khai báo đầy đủ trong lý lịch, nên chiếu theo quy chế thì không đủ tiêu chuẩn nhập học. Việc bố mẹ có án tích hay không không ảnh hưởng đến các em, mà việc không khai báo án tích đó mới ảnh hưởng đến, đó là dấu hiệu không trung thực. Bộ Công an đã căn cứ trên hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp để giải quyết cho các em được nhập học theo nguyện vọng. Ở đây Công an địa phương không sai nên Bộ Công an không phải sửa sai. ..Xem thêm


Bức xúc với kiểu viết của Hào Song Trần, bạn Chiến Văn giải thích: Tôi thấy nhiều người hình như cố tình ko hiểu nên viện dẫn Luật sai nội dung. Cả Ls Thu cũng cố tình đánh tráo khái niệm. Nếu thấy Quy định của Ngành ko phù hợp thì vận động Bộ CA sửa, chứ đừng nói họ sai và các em kia đúng. Ở đây, quy định của Bộ CA là thí sinh phải ghi đầy đủ án tích ( nếu có) của bố mẹ để họ nắm hồ sơ, chứ ko phải là chỉ yêu cầu ghi đang có án tích, còn nếu bị xoá rồi thì thôi. Quy định này thể hiện sự sàng lọc chặt chẽ, nắm chắc lý lịch từ khâu tuyển dụng của ngành, chả liên quan gì đến luật cả. Giống như tôi muốn tuyển dụng thư ký, tôi yêu cầu chân phải thẳng, ko có nốt ruồi, vì vậy đừng người nào kiện tôi vì tôi vi phạm nhân quyền hay Luật Lao động. Hoặc tôi bắt hồ sơ phần sức khỏe phải ghi rõ có tiền sử bị thần kinh hay ko, thì ko có nghĩa là giờ đã chữa khỏi rồi là ko cần ghi nữa. Đó là hiểu sai hoặc cố tình gian dối.


Về Nguyên tắc, những kết luận trên là hết sức chính xác. Việc các em không trung thực khi khai báo lý lịch bản thân và gia đình đã chứng tỏ các em không có đủ phẩm chất cá nhân để vào ngành CA theo quy định về tuyển sinh, tuyển dụng của ngành này.

Bất kể thí sinh nào muốn dự thi vào ngành CA đều phải có Bản khai Lý lịch theo Mẫu 1a-BCA(X81)-09. Xem link:


https://sites.google.com/…/download-tai-ve-ban-ly-lich-tu-k…

Trong Mẫu 1a-BCA(X81)-09 dùng cho đối tượng dự tuyển vào ngành công an, phần hướng dẫn ghi hồ sơ đã hướng dẫn rất các em khai báo rất cụ thể: “Ghi rõ họ tên từng người, năm sinh, quê quán, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, chức vụ đơn vị công tác hay học tập, quá trình hoạt động theo từng thời gian, thái độ chính trị; đặc điểm lịch sử (có bị bắt, bị tù, làm việc trong chế độ cũ, ngụy quân, ngụy quyền không). Nếu ai có hoạt động cho địch thì ghi rõ thời gian, nơi hoạt động, chức vụ, mức độ ảnh hưởng xấu đối với cách mạng, nếu vi phạm pháp luật thì phải ghi rõ tội danh, bị cơ quan nào xử lý, mức độ và thời gian chấp hành hình phạt, thái độ chính trị hiện nay?”. 

Trong trường hợp này, cả hai thí sinh đã không khai báo về người bố của mình đã có quá khứ vi phạm pháp luật, bị Tòa tuyên án treo, thì tất nhiên CQCA sẽ kết luận là các em KHÔNG TRUNG THỰC và không đủ tiêu chuẩn vào ngành.


Như vậy, kết luận của CA Quảng Bình và Nghệ An là không sai, và quyết định của Bộ Công an chấp thuận cho 2 em vào học hoàn toàn không phải là để sửa sai cho cấp dưới, mà đó chính là quyết định mang đầy tính nhân văn, hợp lòng dân.


Góp ý với nhà báo trẻ Hào Song Trần, “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *