Não bộ bẩn tưởi như thế chỉ có thể là Trương Duy Nhất

Người xem: 155

Ong Bắp Cày

Đã từng khoác lên mình chiếc áo nhà báo, cũng đã từng được ghi nhận chút năng khiếu trong viết lách, nhưng vì hợm hĩnh tới độ coi mình là bố thiên hạ nên Nhất đã tự đánh mất chính mình. Với bản tính thù vặt cố hữu, Nhất tiếp tục mắc sai lầm, dính vòng lao lý và ngồi tù.

Nhà tù là nơi giam giữ, giáo dục, cải tạo những người có qúa khứ sai lầm. Đây là nơi tội phạm tự suy ngẫm lại mình, gột rửa tội lỗi để thành người tử tế. Nhưng với Nhất thì khác, không những không trở thành người tử tế, Nhất còn tỏ ra lì lợm hận thù và nói trắng ra là mất dạy hơn xưa.

Ra tù, chứng nào tật nấy, Nhất tiếp tục chửi bới chế độ, chửi bới lãnh đạo đất nước, và đặc biệt, Nhất luôn nhằm vào cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Mới hôm qua, khi chứng kiến những nam thanh nữ tú xuống đường thể hiện quyết tâm dẹp bỏ những thói hư tật xấu trong xã hội, trong đó có màn nhảy múa, Nhất viết trên blog của mình bài “Những cơn lên đồng mang tên “tử tế””.

Vẫn giọng điệu hằn học với đời, Nhất cay cú viết: “Chuyện nghỉ hưu, vô chùa làm người “tử tế” của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tưởng đã hề cực đỉnh. Không dè, cái “khát vọng tử tế” ấy đã lây nhiễm sang cả giới trẻ. Hôm qua, nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn chứng kiến cơn lên đồng nhảy múa của (mô Phật!) hơn một vạn đoàn viên thanh niên cả nước. Những cơn lên đồng mang tên “tử tế”. Cả vị Phó Thủ tướng trẻ Vũ Đức Đam cũng hoà cùng vũ điệu lên đồng… tử tế này.”.

Con người vốn không ai hoàn mỹ, và vì thế họ phải luôn cố gắng hoàn thiện mình để ngày càng hoàn hảo hơn. Người thấy mình chưa hoàn hảo và dám nói ra điều ấy là người khiêm tốn và đích thị là người tử tế. Những kẻ luôn cho mình là nhất, là đỉnh cao trí tuệ và đạo đức mới là những kẻ hợm mình ngu ngốc.

Không hiểu Nhất ăn học kiểu gì mà phát biểu nhăng quậy tới mức, chuyện tử tế cũng bị đem ra bỉ bôi này nọ. Chuyện làm gương, làm mẫu cho người khác và con cháu noi theo, để xã hội ngày càng tốt hơn hẳn nhiên là việc làm tử tế, cớ sao Nhất coi đó là chuyện hề cực đỉnh?

Chuyện thanh niên nhảy múa là chuyện bình thường ở mọi xã hội. Thanh niên nhảy múa vì họ thấy vui, thấy xã hội họ đang sống là đẹp đẽ và họ cũng nhảy múa khi mục tiêu hành động của họ làn nhằm hướng tới chân, thiện, mỹ. Đôi khi, màn nhày múa cũng là để thu hút sự chú ý và lôi kéo người khác vào việc thực hiện những nghĩa vụ chung của cộng đồng. Và đó cũng là điều tử tế đấy Nhất à.

Người dân có nhiều cách để làm người tử tế. Đơn giản nhất là họ thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình đối với bản thân và với xã hội. Người làm báo, làm xe ôm, hay phóng viên,.. chỉ cần họ không vi phạm luật pháp và luân thường đạo lý thì hẳn nhiên họ đã tử tế rồi. Là Thủ tướng, hay thường dân khi cổ súy cho cái đẹp, cái nhân văn thì đó cũng là người tử tế. Ngược lại, phỉ báng cái đẹp cái nhân văn, và cổ súy, dung dưỡng cho hành vi vi phạm pháp luật, bất chấp luân thường đạo lý thì đích thị là hành vi bẩn tưởi cần phải lên án.

Việc Thủ tướng vào chùa hay thanh niên nhảy múa chỉ đơn thuần là lựa chọn của mỗi cá nhân, tức quyền con người trong việc bày tỏ chính kiến của mình và nó hoàn toàn không đáng để lôi ra phỉ báng. Chả nhẽ làm người tử tế là không lên chùa, không được nhảy nhót?

Nhất viết cực kỳ mất dạy khi xúc phạm danh dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và TBT Nguyễn Phú Trọng như thế này: “Từ một cựu Thủ tướng già, nghỉ hưu, thất sủng mới tọt chui vào chùa làm người tử tế. Đến một vị Phó Thủ tướng trẻ, dắt díu đường hướng cho lớp trẻ lên đồng điên loạn, nhảy nhót tưng tửng hô hố thế. Đến một vị Tổng Bí thư 72 tuổi đầu, vẫn say sưa miệt mài trong khúc ca “đất nước có bao giờ được thế này không?.”.

Không cần lời bình, chỉ một câu của Trương Duy Nhất đó thôi cũng nói lên nhân cách của con người này.

Ngao ngán thay cho một cựu nhà báo với khát vọng vong nô thù địch. 

Sự bẩn tưởi của não bộ như thế, có lẽ chỉ có Nhất.

Ninh Bình, ngày 15/11/2016

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *