Youtuber Long Ngô và giọng điệu bẩn tưởi của RFA

Người xem: 110

Cuteo@
 

Nhân chuyện ông Ngô Thanh Long (36 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai), chủ kênh YouTube Long Ngô đã bị Sở 4T tỉnh Bình Dương xử phạt 7,5 triệu đồng về phát ngôn có tính chất nhục mạ báo chí trong buổi Livestream của bà Nguyễn Phương Hằng, mới đây Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã có bài viết mượn mồm một “Luật sư ẩn danh” nào đó ở Hà Nội để xuyên tạc tình hình thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội và biểu tình tại Việt Nam.

Vẫn thủ đoạn nhét chữ vào mồm người khác, RFA viết “một luật sư nhân quyền từ Hà Nội nói với RFA với điều kiện giấu tên vì lý do an ninh, cho rằng: “Thì theo điều 25 của hiến pháp 2013, thì công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội và biểu tình. Với những cái hoạt động của ông Long Ngô và bà Phương Hằng thì tôi cho rằng những người này đang thực thi cái quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên là với những cái quy định dưới hiến pháp hiện nay của Việt Nam thì cái hành vi của ông Long Ngô và bà Phương Hằng có khả năng bị quy chụp là thông tin sai sự thật, hoặc là có những hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, điều mà nhà nước Việt Nam vẫn hay sử dụng để kết tội những người đấu tranh dân chủ, hoặc là đòi quyền tự do, quyền con người“. 
 

Thực tế, ông Ngô Thanh Long (áo trắng bên phải) bị xử phạt là do vi phạm hành chính vì phát ngôn sai sự thật.

Liên quan đến vụ việc này, báo chí trong nước đã đăng tải thông tin, vào ngày 26/11, Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với Thanh tra Sở 4T tỉnh Bình Dương làm việc với ông Ngô Thanh Long, là chủ kênh YouTube Long Ngô về những phát ngôn sai sự thật trong buổi Livestream của bà Nguyễn Phương Hằng tại Khu du lịch Đại Nam vào hôm 14/11/2021. Tại buổi làm việc, Thanh tra Sở 4T đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Ngô Thanh Long số tiền 7,5 triệu đồng vì đã có hành vi “cung cấp thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức“.
 
Trước đó, tại buổi giao lưu với khán giả và tổ chức Livestream tại Khu du lịch Đại Nam ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương của bà Nguyễn Phương Hằng, ông Ngô Thanh Long với tư cách là khách mời của bà Phương Hằng đã có phát ngôn có tính chất nhục mạ báo chí. Tại buổi giao lưu, người này có phát ngôn nói rằng lực lượng “đánh phá” Nguyễn Phương Hằng có “Báo chí, truyền thông phản động” và “Báo chí của Cộng sản chung với phản động để đánh chị Nguyễn Phương Hằng…“. Đây là phát ngôn không đúng sự thật và vô căn cứ. 
 
Phát ngôn này ngay lập tức khiến dư luận bức xúc, có phản ứng mạnh mẽ và yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thực thi pháp luật vào cuộc. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và truyền thông sau đó đã có văn bản yêu cầu Sở 4T tỉnh Bình Dương làm rõ, xử lý nghiêm.
 
Qua xác minh, cơ quan chức năng xác định ông Ngô Thanh Long có hành vi cung cấp thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức tại Điểm a, Khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Với hành vi trên ông Long bị xử phạt 7,5 triệu đồng.
 
Như vậy, Youtuber Ngô Thanh Long bị xử phạt là do có hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải vì “thực thi quyền tự do ngôn luận” như RFA rêu rao. 
 
Trước tiên, cần phải khẳng định rằng Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định trong Hiến pháp năm 2013 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” và nhiều đạo luật quan trọng như Luật Báo chí, Luật An ninh mạng. Tuy nhiên, cũng như các quyền khác của công dân, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải trong khuôn khổ pháp luật quy định. Theo đó, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác.
 
Không chỉ ở Việt Nam, luật pháp các nước trên thế giới đều có những quy định tương tự liên quan đến quyền con người này.
 
Theo 10 Ðiều bổ sung đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ, có hiệu lực từ năm 1791, thì Quốc hội Mỹ không được phép ban hành bất cứ văn bản nào hạn chế tự do ngôn luận và báo chí. Nhưng theo một Ðạo luật của năm 1798 thì sẽ là tội phạm nếu viết, in, phát biểu và phổ biến những văn bản sai sự thật, cố ý xúc phạm hay chống lại chính quyền.
 
Ðiều 2385 Chương 115 Bộ luật Hình sự Mỹ ghi rõ: “Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng, tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hay bạo lực“.
 
Trong bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc tại Khoản 2 Điều 29 chỉ rõ: “Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi xã hội chung trong một xã hội dân chủ.“. Điều đó có nghĩa là, khi mỗi cá nhân hưởng thụ các quyền và tự do nói chung, quyền tự do ngôn luận nói riêng phải nằm trong giới hạn nhất định đảm bảo không làm ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến quyền và tự do của người khác, cũng như lợi ích chung của xã hội. Và, ở mỗi nước để đảm bảo mọi người đều được hưởng thụ các quyền và tự do của mình không bị người khác xâm phạm, Nhà nước đề ra các văn bản quy phạm pháp luật quy định những việc mọi người được và không được làm, buộc mọi người trong xã hội mỗi nước phải sống trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật của nước đó; đồng thời có chế tài để xử lý những người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật.
 
Với những phân tích trên, luận điệu của RFA hay của “Một luật sư ẩn danh vì lý do an ninh” nào đó cho rằng Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận là hoàn toàn không đúng sự thật. Về bản chất, nhận định của RFA là núp bóng chiêu bài tự do ngôn luận, tự do báo chí… để cố tình vu khống, xuyên tạc sự thật nhằm thực hiện mục đích chống phá, hạ uy tín Nhà nước Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *