Tại sao lệnh bắt TT Putin của Tòa án Hình sự Quốc tế chỉ có giá trị tuyên truyền cho phương Tây?

Người xem: 117

Từ ngày hôm qua, các địa chỉ truyền thông phương Tây hớn hở khai thác chủ đề này. Tổng thống Mỹ Biden mô tả lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Putin là “chính đáng”. Tổng thống Ukraine Zelenskyy gọi quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế là “lịch sử”. 
 

Thực ra, tất cả chỉ là một chiến dịch tuyên truyền chống TT Putin và LB Nga, trước hết vì 2 lý do sau: không có quốc gia nào hoặc tổ chức nào có thể bắt giam Putin, ICC không thể tiến hành thủ tục xét xử vắng mặt.

Hơn nữa, ICC là một tổ chức quốc tế theo nghĩa luật pháp quốc tế, nhưng không phải là một phần của Liên hợp quốc. Bốn quốc gia đã rút chữ ký khỏi hiệp ước. Họ đã thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, với tư cách là người lưu chiểu Quy chế, rằng họ không có ý định phê chuẩn Quy chế, đó là Israel, Nga, Sudan, Hoa Kỳ. Nói một cách khác, ICC không được Nga công nhận và mọi hành động của nó hoàn toàn không có giá trị. Chính bản thân Mỹ cũng không cho phép ICC điều tra và xét xử tội ác chiến tranh mà quân đội Mỹ gây ra ở Afganistan. Hơn thế nữa, Mỹ còn xử lý những quan chức ICC, nếu họ đụng chạm đến quân đội Mỹ.
 
Có lẽ vì hiểu rõ được bản chất của những thủ tục xét xử tương tự trong quá khứ, thí dụ, Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ (ICTY), thường được gọi là “Tòa án Tội ác Chiến tranh của Liên hợp quốc”, Việt Nam đã không tham gia ký kết hiệp ước này, được gọi là „Quy chế Rome“.
 
Để tâng bốc ICC, nhiều người ở phương Tây so sánh nó với Tòa án Nürnberg. Tất nhiên, không ai đánh giá thấp ý nghĩa lịch sử của Tòa án Nürnberg vì nó đã xác định rõ “tội ác vi phạm luật pháp quốc tế được thực hiện bởi con người, không phải bởi các thực thể trừu tượng, và chỉ khi trừng phạt những cá nhân thực hiện các tội ác đó thì luật pháp quốc tế mới được thực thi.”, như sử sách ghi lại. Sự hình thành của Tòa án Quân sự Quốc tế này mở đường cho các phiên tòa xét xử những quan chức Quốc Xã thấp hơn và các bác sĩ Quốc Xã, những người đã thực hiện thí nghiệm trên cơ thể tù nhân trại tập trung. Đồng thời đó cũng là hình mẫu cho Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông xét xử các quan chức Nhật Bản vì tội ác chống lại hòa bình và loài người. Nhưng có một điểm khác biệt, Tòa án Nürnberg là tòa án của bên thắng trận: LX, Mỹ, Anh, Pháp. Quân đội của các quốc gia này đã chiếm đóng lãnh thổ Đức sau khi nước Đức phát xít đầu hàng. Vì vậy, Tòa án Nürnberg có thể cho bắt giam và xét xử bất cứ cá nhân nào, nếu họ thấy cần thiết và thỏa đáng.
 
Nguồn ảnh:

Bài của Hồ Ngọc Thắng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *