Lương Thế Huy có xứng đáng làm Đại biểu Quốc hội không?

Người xem: 130

Cuteo@
 

Hôm qua 28/4 thấy VnExpress hoan hỉ đưa tin “Người đấu tranh vì cộng đồng LGBT ứng cử Quốc hội“, tôi tò mò tìm hiểu và được biết nhiều vấn đề mờ ám, khuất tất từ con người này. Trước tiên, phải khẳng định việc Lương Thế Huy ứng cử ĐBQH là hợp pháp, còn chuyện anh ta xứng đáng hay không và cử tri có đủ thông thái để lựa chọn hay không lựa chọn anh ta lại là chuyện khác.

Trích VnExpress: “Viện trưởng Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE, tổ chức phi chính phủ làm việc vì quyền của các nhóm thiểu số trong xã hội), về quá trình trở thành một trong 9 người tự ứng cử vượt qua ba vòng hiệp thương”.
 
Trích tiếp VnExpress: “Lương Thế Huy sinh ngày 31/10/1988. Ông từng đảm nhận vai trò Giám đốc chương trình quyền LGBT, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE); đại diện Việt Nam phát biểu tại Phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc diễn ra tại Thuỵ Sĩ và là một trong 30 gương mặt của Forbes Vietnam 30 Under 30 năm 2016. Từ 8/2019, Lương Thế Huy đảm nhận vai trò Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE).” [Hết trích]
 
Ngay từ cách đặt tiêu đề, tôi đã cảm nhận được sự hoan hỉ của anh nhà báo khi thông tin về vụ việc này. Nhưng tôi không đồng tình với việc anh nhà báo tâng bốc Lương Thế Huy như một đại diện ưu tú bởi nhiều tình tiết không có thật.
 
Theo báo mô tả thì cái Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cũng giống như một Viện nghiên cứu của nhà nước vậy. Thực tế Viện mà Huy làm Viện trưởng chỉ là một tổ chức phi Chính phủ (NGO) tự lập ra và xin nói thẳng, nó sống được không phải vì “các hoạt động vì cộng đồng” mà nhờ vào tài trợ của USAID. USAID là một tổ chức của Mỹ, do Mỹ nuôi dưỡng và thao túng. USAID nổi danh là một tổ chức XHDS chuyên thực hiện nhiệm vụ lật đổ các chế độ chính trị “bướng bỉnh” không theo Mỹ. Các anh chị có thể gõ USAID vào ô tìm kiếm của google là ra kết quả.
 
Chức Viện trưởng của anh Huy về bản chất chỉ là người đứng đầu một nhóm xã hội. Gọi là Viện trưởng thay vì Nhóm trưởng cho nó sang mồm chứ không thay đổi được bản chất thực tế. Tuy nhiên với cách gọi này, khá nhiều người đã lầm tưởng đó là cơ quan nhà nước. Dân ta cứ thấy chức danh Viện trưởng Viện nghiên cứu là tưởng to, tưởng oai. Hehe, cách đặt tên đó chả khác gì bạn tôi đặt tên cho quán làm đầu của mình là Viện tóc, hay Học viện thẩm mỹ….
 
Tiếp, VnExpress giới thiệu Lương Thế Huy từng đảm nhận vai trò Giám đốc chương trình quyền LGBT, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE); đại diện Việt Nam phát biểu tại Phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc diễn ra tại Thuỵ Sĩ”. 
 
Nói nhanh, Giám đốc kiểu này không khác gì cái chức Viện trưởng như nói ở trên. Nhưng có đúng là Lương Thế Huy “đại diện Việt Nam phát biểu tại Phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc diễn ra tại Thuỵ Sĩ” không? 
 
Câu trả lời là chưa bao giờ Lương Thế Huy đại diện cho Việt Nam ở một diễn đàn quốc tế cả. 
 
Hội đồng nhân quyền LHQ ở Geneva, Thụy sĩ là một diễn đàn khá mở. Hàng năm vẫn tổ chức nhiều kỳ họp để một chính phủ của quốc gia nào đó thực hiện điều trần và trả lời chất vấn trước Hội đồng về vấn đề nhân quyền của quốc gia mình. Tại các phiên họ này, bất kỳ ai cũng đều có thể được phép tham gia tố cáo hoặc bảo vệ chính phủ của mình. Tại đây, Việt Nam cũng đã từng bị những kẻ chống phá đất nước như Nguyễn Quang A, Nguyễn Văn Đài…”tố cáo” ở diễn đàn này, nhưng rất tiếc, tiếng nói của chúng là lạc lõng và lạc loài. Còn anh Huy phát biểu gì tại đó, tôi sẽ dành cho bài viết sau.

Khi gõ “Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường”, trong kết quả tìm kiếm có một cuốn sách có tên “Vận động và Chiến lược vận động của các tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam” (xem trực tiếp tại đây). Khi đọc, tôi tá hỏa vì đây là cuốn sách xuyên tạc về quy trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam, đồng thời hướng dẫn các tổ chức phi chính phủ cách thức làm thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.

Trong mục 6. Quy trình ban hành chính sách công, khi mô tả  “Thực tế quy trình nội bộ của Đảng, Chính phủ và Quốc hội Trong thực tiễn Việt Nam” người viết đã mượn mồm “một cựu ĐBQH” và “Cựu thứ trưởng” để xuyên tạc rằng, việc xây dựng, ban hành chính sách ở VN không xuất phát từ nhu cầu thực tế mà xuất phát từ nhu cầu nắm quyền của đảng, nhu cầu cần cây gậy để quản trị xã hội của nhà nước. Các tác giả còn bịa đặt rằng xây dựng pháp luật thì các ĐBQH chỉ “gật gù”, còn thực tế là khoán trắng cho ban soạn thảo. Dẫn lời một “cựu đại biểu Quốc hội” ất ơ nào đó, sách viết: “Tổ biên tập là nòng cốt của ban soạn thảo, còn ban soạn thảo chỉ ngồi xem xét và gật gù thôi. Các lãnh đạo bộ đều bận lắm, họ vắng mặt suốt. Tất nhiên cũng có bộ có lãnh đạo dự không sót buổi nào, nhưng nhìn chung phần lớn bộ trưởng bận nên ông thứ trưởng của bộ nòng cốt sẽ phải lo”. 
 

Trong đoạn nói về vai trò của MTTQ, sách viết: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được xác định là “cơ sở chính trị của chính quyền”….. Tuy nhiên, những người tham gia nghiên cứu đều cho rằng MTTQ có nhiều hạn chế vì họ vừa không có động lực, vừa không có năng lực. Dù MTTQ đại diện cho người dân, nhưng vị cựu đại biểu Quốc hội cho rằng “nhiều lúc tôi nghĩ họ vẫn là Chính phủ chứ không phải là mặt trận, họ hoạt động bề nổi thôi, chứ họ không quan tâm đầy đủ đâu, họ không có tác động”. Còn vị cựu Thứ trưởng thì cho rằng “Mặt trận tổ quốc, từ xưa đến nay trên danh nghĩa là đại diện cho người dân thế nhưng thực sự là cánh tay nối dài của Nhà nước. Nhà nước bảo gì làm nấy, thế thôi chứ họ hơi đâu mà đi làm phản biện. Nhỡ phản biện mà nó lại lung tung cái gì đấy chẳng hạn thì có mà mất lương…“. Đây là sự bịa đặt trơ trẽn. 

Khi nói về vai trò của người dân, các tác giả cuốn sách viết: “Về ý kiến góp ý trực tiếp của người dân, vị cựu Thứ trưởng cho rằng rất ít ảnh hưởng đến những người soạn văn bản pháp luật. Bản thân ông đã hỏi bốn năm người đã từng nắm giữ các chức vụ trưởng, phó vụ trưởng ở các bộ xem quá trình tiếp nhận ý kiến đóng góp như thế nào, họ có thấy quan trọng và cần tiếp thu hay không thì “Tất cả đều rất thành thật trả lời là rất coi thường ý kiến đóng góp. Tất nhiên không phải là tất cả, nhưng nhìn chung là không quan tâm đến các ý kiến đóng góp. Họ cho rằng ý kiến đóng góp này là những ý kiến đang thiếu thông tin, nó nhiễu sự, rồi không sát với hệ thống quản lý. Nói chung cơ quan nhà nước không hay để ý, tức là có thái độ không trân trọng ý kiến đóng góp, cho rằng mình thạo hơn, mình biết hơn, các ý kiến kia làm sao bằng từng ấy năm kinh nghiệm. Nó xuất phát từ chỗ đấy, từ tính chủ quan”. Hãy xem loạt ảnh chụp màn hình cuốn sách:

 

 

 

 

 

 

Có lẽ chỉ trích vài đoạn như thế là đủ để thấy cuốn sách “Vận động và Chiến lược vận động của các tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam” là cực kỳ phản động. Tất nhiên, một Viện nào đó xuất bản và phát hành một cuốn sách bẩn thì cũng chưa nói lên bản chất của cái Viện ấy, nhưng nó ít nhiều khiến chúng ta phải xem xét lại tôn chỉ, mục đích của cái Viện ấy.

Câu hỏi đặt ra là, (1) vì sao Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, nơi mà Lương Thế Huy làm Viện trưởng lại cho phát hành cuốn sách phản động này; (2) vì sao anh ta lại tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15?

Hỏi tức đã trả lời.
 
Phần giới thiệu Lương Thế Huy nói rằng  anh ta là người học luật, nắm rõ về luật, nhưng anh ta lại có những hành động, phát ngôn vi phạm pháp luật. Đơn cử là Lương Thế Huy từng mặc áo của Học viện Cảnh sát, nói là “trai ngành”. Huy từng nói rằng, “Triệu Thị Trinh – người đàn bà họ Triệu, chưa chồng, còn trinh”… đó là hành vi xúc phạm anh hùng dân tộc, vô ơn với tiền nhân.
 
Từ vài nội dung đã đề cập ở trên về ứng viên ĐBQH Lương Thế Huy, hẳn các cử tri đã biết anh ta là ai, và có xứng đáng làm một Đại biểu Quốc hội hay không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *