Chuyện của em Bùi Kiều Nhi và luật sư Trần Vũ Hải

Người xem: 141

LâmTrực@
Câu chuyện em Bùi Kiều Nhi thi vào HV Chính trị CAND đạt 29 điểm (cả điểm ưu tiên) mà vẫn không được chấp thuận vào học đang là chủ đề nóng trên các báo. Đã có quá nhiều các bài viết với các quan điểm khác nhau về trường hợp này, và gần như ai cũng có cái lý của mình.
Hôm nay, báo Giáo dục Việt Nam đăng bài “Thượng tướng Đặng Văn Hiếu lên tiếng về trường hợp em Bùi Kiều Nhi” của PV Quốc Toản (Đọc ở đây) trong đó nêu quan điểm của Thượng tướng Đặng Văn Hiếu và Thiếu tướng Trương Giang Long về trường hợp của em Bùi Kiều Nhi. 


Quan điểm của 2 tướng đều dựa trên cơ sở các quy định của Ngành Công an về tuyển sinh, tuyển dụng, là gia đình em Nhi có vấn đề về lý lịch nhưng đã không được thể hiện trong lý lịch tự khai của em Nhi. Dù vô tình hay hữu ý thì lỗi này cũng thuộc về em Nhi và gia đình.


Cần nói thêm, đây là “Bản lý lịch Tự khai” và vì thế em Nhi phải chịu trách nhiệm về việc tự khai báo của mình. 


Học viện Chính trị CAND hoàn toàn đúng khi không thể tuyển chọn thí sinh có lý lịch không rõ ràng, và trong trường hợp này, em Nhi có bố đã từng bị tuyên phạt tù (án treo) về tội “chống người thi hành công vụ. Rất tiếc, em Nhi đã không “tự khai” về điều này nên cơ quan công an có quyền nghi ngờ về lòng trung thực của em.


Cũng trong bài báo này, tác giả Quốc Toản đã nêu quan điểm của nhiều người (?), trong đó có LS Trần Vũ Hải. Tác giả cho rằng, “việc tiếp nhận thí sinh Bùi Kiều Như vào học tại trường thuộc khối Công an là phù hợp” vì theo Bộ luật hình sự 1985 (sửa đổi 1989, 1991), áp dụng vào thời điểm 1992, có các quy định tại điều 52, 53 về xóa án tích. Theo đó, trường hợp “đương nhiên được xóa án là người được hưởng án treo mà không phạm tội mới trong thời gian thử thách“. Như vậy, bố em Nhi đương nhiên được xoá án, coi như chưa can án.


Đặc biệt tác giả dẫn lời LS Trần Vũ Hải, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội: “Không có lý do gì ngành Công an lại không nhận em vào trường đại học của ngành”. Phần cuối bài, tác giả chua thêm câu: Vấn đề đặt ra ở đây là việc phải thực thi pháp luật chứ không phải là chiếu cố như nhiều người nghĩ.


Có lẽ đây là ý kiến cực đoan và thiếu hiểu biết nhất của tác giả. Ý kiến này đã bác bỏ “cái tình” mà chỉ nói đến cái lý, tức các quy định của pháp luật. Bản chất của ý kiến này là gián tiếp kết luận ngành Công an đã sai khi không chấp thuận tuyển sinh em Bùi Kiều Như và rằng, đó là việc “không” thực thi pháp luật. Nói cách khác, là tác giả và ông LS Trần Vũ Hải đang lợi dụng chuyện em Nhi để tấn công ngành công an.


Thực tế, do tính chất nghề nghiệp, ngành Công an có những quy định ngặt nghèo về tuyển sinh và tuyển dụng, trong đó có yêu cầu về lý lịch chính trị. Riêng lý lịch của người được tuyển sinh, tuyển dụng sẽ được thẩm tra theo quy định của ngành này. 


Tại Chương 2, Điều 4, Điểm 2, khoản a của Thông tư số 30/2009/TT-BCA, ngày 20 tháng 05 năm 2009 quy định tuyển chọn công dân vào ngành công an quy định: 2. Tiêu chuẩn tuyển chọn về chính trị: 

Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa chỉ thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đoạn trích nêu trên cho thấy, thí sinh cần “có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam“. Trong trường hợp này, lý lịch tự khai của em Nhi đã không rõ ràng và có dấu hiệu thiếu trung thực (mới chỉ là dấu hiệu chứ không quy kết em thiếu trung thực) và gia đình em, cụ thể là bố em đã không chấp hành tốt pháp luật của nhà nước. 

Chỉ riêng quy định này, em Nhi đã không đủ điều kiện vào ngành Công an.


Như vậy, việc kết luận của công an Quảng Bình là em Nhi không đủ điều kiện học tập tại khối các trường công an là hoàn toàn chính xác và đó chính là việc thực thi pháp luật.


Chính vì thực thi đúng pháp luật nên em Nhi mới chưa được chấp thuận vào học. 


Trường hợp này, không có con đường nào khác ngoài việc giải quyết bằng “TÌNH”. Tướng Long nói: “Còn nếu cứ đôi co, cho rằng, thí sinh đủ điểm nhưng không được gọi đi học là sai thì chắc chắn Công an không sai đâu“. Và “xét dưới góc độ nhân văn, gia đình có thể làm đơn tới Công an Quảng Bình, trình bày rõ nguyên nhân dẫn đến thiếu sót trong bản kê khai lý lịch, đề nghị được cứu xét, thì cơ quan chức năng sẽ xem xét“…
Ông Long cũng nói: “Còn nếu muốn bênh thì cũng phải bênh đúng, chứ không thể dựa vào hoàn cảnh thí sinh để đưa ra quan điểm riêng, nhằm tạo sức ép. Chúng tôi không chịu áp lực từ những quan điểm không đúng các quy định của pháp luật“.

Ông LS Trần Vũ Hải có ý kiến gì không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *